Quy trình xây dựng nhà xưởng nhà kho
Hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất, chế biến… đều cần phải có nhà xưởng, nhà kho để đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm cung cấp ra thị trường được đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho là một trong những hạng mục đang rất được quan tâm trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều Chủ đầu tư, doanh nghiệp hoặc khách hàng vẫn chưa hiểu rõ được quy trình xây dựng nhà xưởng - nhà kho. Vậy, để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản vật tư trong quá trình xây dựng nhà xưởng - nhà kho:
Sau khi đã có bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng. Đơn vị thi công sẽ tiến hành công việc thi công và xây dựng công trình nhà xưởng – nhà kho. Việc đầu tiên mà đơn vị thi công cần làm là tiếp nhận và bảo quản vật tư được đơn vị đưa đến công trình.
Công việc này là 1 khâu khá quan trọng, vì vậy đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ quan sát, kiểm tra và bảo quản để tránh sự nhầm lẫn, dư, thiếu hay tổn thất vật tư. Đặc biệt là cần kiểm tra chủng loại, kích thước của vật tư so với bảng quy cách vật tư sử dụng cho công trình đã được phê duyệt. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình xây dựng nhà xưởng – nhà kho.
Tập kết và bảo quản vật tư trong quá trình xây dựng
Bước 2: Thi công lắp đặt bulong móng nhà xưởng.
Việc tiến hành nhận bulông móng và lắp đặt bao giờ cũng là công đoạn đầu tiên của quy trình lắp đặt nhà thép tiền chế làm nhà xưởng, nhà kho. Đây được xem là công tác thực hiện quan trọng nhất trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng – nhà kho. Nếu bulong móng thực hiện sai hoặc không đúng với thiết kế thì nó sẽ ảnh hưởng đến việc lắp dựng các cấu kiện dầm, cột kết cấu thép.
Việc thi công bulong móng cần được hàn với hện cốt thép móng hoắc cổ cột, từ đó sẽ đảm bảo cho hệ bulong an toàn và được định vị chính xác trong quá trình thi công. Để hỗ trợ cho công tác này, chúng ta cần có các thiết bị như: Máy thủy bình, máy toàn đạc, máy hàn…
Sau khi thi công xong phần bulong móng, chúng ta sẽ tiến hành công tác tiếp theo là đổ bê tông. Ở bước này, bulong cần được bịt đầu ren cẩn thận, để giúp cho ren bulong không bị bẩn hay bị ảnh hưởng của các tác động môi trường.
Công tác thi công bulong móng này cần giao cho người có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công việc 1 cách tốt nhất.
Thi công lắp đặt bulong móng nhà xưởng – nhà kho
Bước 3: Thi công lắp dựng phần khung chính trong quá trình xây nhà xưởng – xây nhà kho:
Với nhà xưởng – nhà kho công nghiệp thép tiền chế, khung thép là bộ khung định hình cho sự vững chắc của nhà xưởng. Các khung thép này sẽ được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi lắp dựng thi công.
Hiện này, các đơn vị tham gia thi công lắp dựng công trình thép tiền chế đã đầu tư các thiết bị để phục vụ cũng như kiểm soát độ chính xác trong khâu thi công lắp đặt như là máy đo toàn đạc, máy chiếu laze.
Cùng với đó, việc bố trí các loại xe cẩu nâng hạ phù hợp với kích thước của nhà xưởng cũng là điều cần thiết. Nó sẽ giúp cho các thanh kèo mái tránh bị uốn cong dân đến giảm tuổi thọ của công trình.
Thi công lắp đặt khung cột – kèo nhà xưởng
Về phần thi công lắp đặt, thì việc lắp đặt cột – kèo là quan trọng nhất trong quá trình thi công, vì đây là khâu định hình cho toàn bộ công trình nhà xưởng – nhà kho. Thông thường, chúng ta sẽ triển khai lắp đặt từ 1 đầu hồi nhà rồi phát triển về hướng còn lại để có thể kiểm soát được sai số trong quá trình thi công. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt hoặc điều kiện không cho phép bắt buộc phải lắp đặt từ giữa và phát triển ra 2 bên đầu hồi.
Sau khi đã lắp đầu khung cột – kèo đầu tiên xong, điều tối quan trọng phải làm đó là giằng níu thật chặt, đảm bảo nó không bị xê dịch và tạo thành gian khóa cứng. Từ đó mới có thể triển khai tiếp các khung tiếp theo của công trình.
Lắp đặt hệ thống dây cứu sinh hỗ trợ thi công an toàn
Trong công tác thi công, lắp đặt khung cột – kèo của các khung nhà xưởng – nhà kho, đa số công việc yêu cầu phải thi công trên cao. Vì vậy, cần đảm bảo công nhân phải được trang bị đầy đủ dây an toàn, dây cứu sinh trên cao.
Bước 4: Lắp đặt phần tôn mái nhà xưởng – nhà kho.
Công tác lắp đặt tôn mái là khâu không thể thiếu trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng – nhà kho. Công tác này sẽ được tiến hành sau khi lắp đặt hoàn tất phần khung cột – kèo công trình, được căn chỉnh chính xác, các bulong liên kết cũng như các thanh giằng đã được siết chặt.
Về công tác thi công lắp đặt mái tôn, thì tấm tôn đầu tiên là cực kì quan trọng, nó sẽ là tiêu điểm để phát triển các tấm tôn tiếp theo. Phải đảm bảo rằng các mép nối của các tấm tôn đều nằm trên 1 đường thẳng và vuông góc với thanh xà gồ ngang để đảm bảo được chất lượng và thẩm mỹ cho công trình.
Thi công lắp đặt tôn mái công trình
Đối với các công trình có thêm phần lợp bông cách nhiệt nằm dưới tôn mái thì điều này càng phải được triển khai để đảm bảo các mối nối của bông cách nhiệt thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt phẳng đều, không bị nhăn.
Bước 5: Thi công lắp dựng phần bao che, vách ngăn cho nhà xưởng – nhà kho.
Phần vách bao che, vách ngăn của nhà xưởng – nhà kho có thể bao gồm: tường xây gạch, vách tôn…
Công đoạn này cần đảm bảo về sự ăn khớp với thiết kế, phù hợp với phần khung thép tiền chế trong quy trình xây dựng nhà xưởng – nhà kho. Đây là điểm đáng chú ý nhất trong quá trình thi công vách bao che, vách ngăn nhà tiền chế.
Về phần hoàn thiện, đây là khâu cuối cùng trong quy trình thi công xây lắp nhà xưởng – nhà kho thép tiền chế. Nó yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác trong từng công đoạn xây dựng.
Sau khi dựng xong các vách ngăn, tường bao, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp dựng các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió,… Sau khi hoàn thành, yêu cầu bắt buộc là phải kiểm tra lại một lần các bulông đã bắt, các điểm nối giữa các tấm tôn, khe hở tại các ô cửa,… để tránh trường hợp bị dột, hắt nước sau này khi trời mưa cũng như đảm bảo công trình thi công chất lượng.
Tham khảo thêm:
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm
5 nguyên tắc quan trọng trong thiết kế nhà xưởng
Nội dung cơ bản trong một hồ sơ thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cần biết
Liên hệ với ICCI qua Hotline tư vấn miễn phí toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định xây dựng, thiết kế nhà xưởng hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI cam kết đem lại chất lượng cao, đảm an toàn, hiệu quả cho công trình cũng như giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng. Hãy liên hệ với ICCI ngay và nhận báo giá ưu đãi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.
Tham khảo thêm:
Thiết kế nhà xưởng sản xuất công nghiệp
Năng lực hoạt động xây dựng của ICCI
Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng ICCI
Thiết bị ICCI phục vụ kiểm định chất lượng công trình
Dịch vụ kiểm định kết cấu nhà xưởng
Kiểm định kết cấu công trình xây dựng