Hướng dẫn chủ đầu tư tự đánh giá sơ bộ công trình sau bão lũ, thiên tai
Bão lũ gây ảnh đến an toàn công trình xây dựng. Thậm chí, gió bão lớn có thể làm công trình bị nghiêng qua 1 bên, thậm chí có thể làm lật kết cấu móng nếu kết cấu không đủ chịu lực. Gió bốc mái ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu tấm tôn, xà gồ và khung mái. Nước lũ ngập úng thường kèm theo các chất gây oxi hóa mạnh, kết cấu thép và bê tông cốt thép có thể bị giảm chất lượng ngay khi tiếp xúc, bị ngấm lâu ngày sẽ gây ra rỉ sét kết cấu thép và thép trong bê tông.
I. Ảnh hưởng của bão lũ đến an toàn công trình
1. Ảnh hưởng từ gió bão
Trường hợp gió bão mà có tốc độ lớn và giật mạnh, tạo ra áp lực tác động vào công trình theo 2 luồng gió đẩy và gió hút cộng hưởng với nhau. Áp lực gió có thể tác động đến cả phương ngang nhà và phương dọc nhà tùy theo hướng gió thổi.
Gió tác động theo phương ngang gây ra lực đẩy ngang vào bề mặt nhà có thể làm công trình bị nghiêng qua 1 bên, thậm chí có thể làm lật kết cấu móng nếu kết cấu không đủ chịu lực. Các trận gió giật lớn làm công trình dao động, nếu không thể đàn hồi trở về vị trí ban đầu, sẽ gây ra nghiêng nhà. Mỗi công trình đều có một giá trị về độ nghiêng giới hạn để đảm bảo an toàn kết cấu.
Đối với các công trình nhà thép tiền chế có mái dốc, áp lực gió tác động theo phương ngang và phương dọc nhà ngoài gió tác dụng vào bề mặt đón gió, còn xuất hiện gió lùa, gây ra áp lực gió bốc trên mái. Gió bốc mái ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu tấm tôn, xà gồ và khung mái
2.Ảnh hưởng từ nước lũ, ngập lụt
Trường hợp nước lũ chảy với dòng chảy lớn, cũng gây ra áp lực đẩy ngang rất lớn đến các công trình xây dựng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của kết cấu chỉ nằm tại chân cột, chân tường khi chịu tác động của áp lực nước.
Với trường hợp nước lũ ngập úng lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của kết cấu chịu lực công trình. Nước lũ ngập úng thường kèm theo các chất gây oxi hóa mạnh, kết cấu thép và bê tông cốt thép có thể bị giảm chất lượng ngay khi tiếp xúc, bị ngấm lâu ngày sẽ gây ra rỉ sét kết cấu thép và thép trong bê tông.
Ghi nhận hư hỏng, rỉ sét thép cột do lũ ngập nước
Hiện trạng công trình sau bão lũ
Công trình bị sụt lún nền đất xung quanh nhà
Để hạn chế các hư hỏng, chúng ta nên chủ động có kế hoạch bảo trì công trình nhằm hạn chế thời gian và tối ưu chi phí. Tuy nhiên, đối với các trường hợp xảy ra thiên tai, bão lũ như cơn bão Yagi vừa qua. Chủ xưởng nên tự đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của kết cấu sau khi bão lũ đi qua để kiểm tra độ an toàn công trình.
II. Một số công tác đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của kết cấu sau bão lũ
1. Quan sát tường và vách bao che của công trình
Tiến hành quan sát xung quanh mặt trong và mặt ngoài công trình, tìm kiếm những hư hỏng xuất hiện sau thiên tai. Đặc biệt lưu ý đến các bức tường xây gạch, quan sát bề mặt tường để kịp thời phát hiện các hư hỏng như nghiêng tường, nứt tường, sụt lún chân tường
2. Quan sát toàn bộ chân cột tầng trệt của công trình
Tiến hành quan sát các chân cột để nhận biết các dấu hiệu liên quan đến hư hỏng kết cấu cột và móng.
Đối với cột thép, quan sát xem tình trạng các bu lông neo, tình trạng các vòng ren, đai ốc (Ecu) và độ hở của bu lông có bất thường hay không. Quan sát nền nhà xung quanh chân cột có xuất hiện vết nứt chéo hay bung bể, kênh lớp bê tông sàn hay không. Nếu có xảy ra các hiện tượng trên, phần lớn khả năng cao đã ảnh hưởng đến kết cấu móng công trình.
Đối với kết cấu bê tông cốt thép, quan sát chân cột và nền xung quanh có xuất hiện vết nứt chéo hay bung bể, kênh lớp bê tông sàn hay không. Khi vượt quá khả năng chịu lực, hầu hết hư hỏng sẽ xuất hiện tại vị trí này. Chân cột bê tông cũng là vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nhà bị ngập úng nước trong thời gian dài.
Ghi nhận hiện trạng bung nền chân cột
3. Quan sát liên kết bu lông của kết cấu mái (nếu có)
Tiến hành quan sát sơ bộ các vị trí liên kết trên mái đối với nhà thép tiền chế, đặc biệt chú ý đến các vị trí có tiết diện lớn, bởi đây là các vị trí chịu lực nhiều nhất của công trình.
Tập trung quan sát tại vị trí đỉnh cột và đỉnh mái là chủ yếu, kiểm tra độ hở của các bu lông và độ hở của các tấm bản mã tại vị trí liên kết. Nếu độ hở có thể nhìn thấy bằng việc quan sát từ xa, có thể kết cấu mái đã bị ảnh hưởng và giảm khả năng chịu lực.
Kiểm tra vị trí liên kết kèo thép bị hư hỏng do vượt quá khả năng chịu lực
4. Kiểm tra sơ bộ độ chuyển vị của công trình
Tiến hành sử dụng các phương pháp thủ công để sơ bộ kiểm tra xem kết cấu công trình sau khi chịu tác động từ cơn bão có bị chuyển vị lớn hay không. Có thể kiểm tra sơ bộ độ nghiêng cột, tường bằng một số phương pháp như: Ngắm bằng mắt (nếu có điểm so sánh độ nghiêng), dùng dây rọi, dùng máy cân bằng lazer.
Phương pháp xác định độ nghiêng cột và nghiêng tổng thể chính xác nhất là sử dụng máy toàn đạc điện tử.
Độ nghiêng giới hạn của kết cấu cột và tổng thể công trình được quy định tại mục 5.2 – TCVN 9381:2012 – Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.
Trên đây là một số công tác kiểm tra sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của công trình sau khi chịu tác động lớn từ cơn bão YaGi (Cơn bão số 3) khi đổ bộ trực tiếp vào Miền Bắc nước ta. Hy vọng bài viết giúp ích cho mọi người có thể nhận biết sớm nhất những hư hỏng của ngôi nhà của mình sau cơn bão.
5. Liên hệ đơn vị chuyên môn kiểm tra khi phát hiện ra hư hỏng bất thường
Nếu mọi người qua kiểm tra sơ bộ công trình có bất kỳ hư hỏng nào thuộc các hư hỏng kể trên, hãy liên hệ đến Công ty Cổ Phần Tư Vấn Kiểm Định Xây Dựng Quốc Tế (ICCI) để được tư vấn và thực hiện kiểm tra chuyên sâu, đánh giá mức độ an toàn của công trình và kiểm tra mức độ tổn thất công trình sau bão lũ.
Hãy liên hệ ngay Hotline 0903994577 để được tư vấn miễn phí về công tác kiểm định xây dựng đánh giá tổn thất công trình sau bão lũ.
Người viết: KSXD Đào Đình Tưởng