Tư duy kiểm định mới tập trung bảo trì bí quyết tăng tuổi thọ công trình
Hiện nay, tuổi thọ các công trình nói chung và tại các khu vực nước lợ và nước mặt nói riêng khá thấp, không đạt yêu cầu thiết kế, gây tổn thất kinh tế cho Chủ Đầu Tư. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề trên như do thiết kế, thi công và bảo trì. Bài viết này ICCI tập trung vào công tác bảo trì.
1. Công trình từ lúc mới xây dựng đến lúc sụp đổ trải qua 4 giai đoạn – xem hình 1
1.1 Giai đoạn 1 : là thời gian từ khi bê tông được đúc đến khi 5% bề mặt thép bị rỉ. Đây là tuổi thọ của công trình. Giai đoạn này kết cấu bị ảnh hưởng của hiện tượng khuếch tán clorua từ môi trường bên ngoài vào cốt thép, khi lượng clorua tích tụ trên thép vượt quá ngưỡng cho phép (theo quy phạm Việt Nam là 1.2 kg/m3 bê tông), thép sẽ bị rỉ.
1.2 Giai đoạn 2 : từ khi thép bắt đầu rỉ đến khi xuất hiện vết nứt bê tông.
1.3 Giai đoạn 3 : từ khi xuất hiện vết nứt đến khi bê tông bị vỡ, thép hở ra ngoài.
1.4 Giai đoạn 4 : từ khi bê tông bị vỡ đến khi công trình bị sụp đổ.
Hình 1: Biểu đồ tương quan giữa thời gian và trạng thái hư hỏng
2. Mục đích của các nhà thiết kế, thi công, bảo trì
Mục tiêu cốt lõi là làm sao kéo dài giai đoạn 1 của công trình (hiện tượng rỉ thép lâu xuất hiện). Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ chú ý đến giai đoạn 3 (bê tông vỡ, hở thép) nó là giai đoạn hư hỏng rất nặng, sửa chữa rất tốn kém, dẫn đến tuổi thọ công trình của chúng ta rất thấp (từ 10-15 năm thép đã bắt đầu rỉ nhẹ). Có nhiều nguyên nhân nhưng về lĩnh vực bảo trì thì nguyên nhân chính là do không kiểm định định kỳ công trình (khám bệnh định kỳ, phát hiện bệnh cũng như dự đoán bệnh).
Hình 2: Cầu cảng xuống cấp sau 14 năm sử dụng được ICCI ghi lại
Hình 3: Cột tầng hầm nhà cao tầng sau 5 năm sử dụng được ICCI ghi lại
Hình 4: ICCI ghi nhận đo điện thế ăn mòn tại hiện trường
Hình 5: ICCI lấy mẫu đó hàm lượng clorua tại hiện trường
3. Kiểm định xây dựng định kỳ sẽ cho chủ đầu tư biết được các thông số như:
3.1 Mức độ clorua đang tấn công vào kết cấu – ít hay nhiều.
3.2 Tính toán, dự đoán được tuổi thọ còn lại – bao lâu nữa thép sẽ bắt đầu bị rỉ.
3.3 Các cấu kiện nào cần phải tiến hành sửa chữa ngay để tránh hiện tượng rỉ thép, nứt, bể bê tông mới đi sửa.
3.4 Về mặt kinh tế, kiểm định định kỳ cho chúng ta ở thế chủ động đối phó (ngăn chặn bệnh từ lúc sớm) thay vì ở thế bị động (bệnh nặng mới đi chữa) rất tốn kém.
3.5 Bảo vệ môi trường, đảm bảo công trình không tác động xấu đến môi trường xung quanh.
Tham khảo thêm: Tầm quan trọng của công tác kiểm định bảo trì kết cấu công trình định kỳ
4. Quy trình kiểm định định kỳ phục vụ công tác bảo dưỡng và bảo trì công trình. ICCI có thể tóm lượt thành 05 bước cơ bản, các bước này có thể tùy chỉnh tùy vào thực tế:
Bước 1: Thu thập thông tin.
Bước 2: Khảo sát, đánh giá sơ bộ.
Bước 3: Khảo sát, đánh giá chi tiết.
Bước 4: Tính toán, đánh giá, phân tích.
Bước 5: Kết luận và kiến nghị hướng xử lý.
Infographic quy trình kiểm định định kỳ trong bảo trì công trình
Tham khảo thêm: Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng
5. Căn cứ pháp lý thực hiện kiểm định định kỳ trong bảo dưỡng, bảo trì công trình
5.3 TCVN 9343 2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì.
Tham khảo thêm các câu hỏi thường gặp trong công tác kiểm định định kỳ tại đây
Với bề dày năng lực tư vấn kiểm định cùng 16 năm kinh nghiệm thực chiến, ICCI cam kết giải quyết mọi vấn đề cho chủ đầu tư từ khi chuẩn công trình bị xây dựng cho đến các giai đoạn khai thác để tăng tuổi thọ công trình nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.
Người viết KSXD. Vũ Quang Hoài