Những điểm quy định mới của Nghị Định 175/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động xây dựng
Nghị định số 175/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng. Mục đích Giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế và ảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật (Luật Nhà ở, Đất đai, PL về PCCC …, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn,…).
I. Các điểm mới về các quy định chung
1. Giải thích từ ngữ (tại Điều 3):
- “Công trình ngầm” và “phần ngầm của công trình”: để phân định rõ 2 loại, thống nhất Luật QH đô thị và nông thôn.
- “Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công” cần bổ sung quy định cụ thể khi Luật Đấu thầu bỏ quy định vốn nhà nước….
- “Dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo”: phân biệt với DA mới (…kết cấu chính của CT hiện hữu)
- “Hạ tầng khung khu chức năng”: DADTXD hạ tầng khung được lập từ quy hoạch chung/phân khu (đô thị, nông thôn và khu chức năng).
2. Phân loại dự án, áp dụng BIM:
2.1. Phân loại Dự án:
a) Theo quy mô, mức độ quan trọng: Quan trọng quốc gia, nhóm A, B, C(1).
b) Theo công năng, T/C chuyên ngành: 07 loại – (PL X)(2).
c) Theo nguồn vốn sd, hình thức đầu tư: (1) Đầu tư công, (2) NN ngoài ĐTC, (3) PPP, (4)vốn khác.
DA vốn hỗn hợp: có ĐTC = ĐTC; (>30% hoặc >500 tỷ) NN ngoài ĐTC + vốn khác = NN ngoài ĐTC(3).
(1) Luật Đầu tư công 2024: điều chỉnh lớn (x2).
(2) Bổ sung, làm rõ về Dự án khu nhà ở: gồm DA khu nhà ở chung cư (khu chung cư) và các DA khu nhà ở khác (xác định rõ về nhóm DA; lập TMB).
(3) Tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công do người quyết định đầu tư xem xét quyết địnhđể lập BCNCKT; KT-KT.
- DA chỉ yêu cầu lập báo cáo KT-KT:
+ Có TMĐT <20 tỷ (không gồm tiền sử dụng đất, bồi thường, gpmb);
+ Mua sắm, sửa chữa có chi phí XD < 10% TMĐT và <10 tỷ;
+ Nhóm C với bảo trì, duy tu, bảo dưỡng.
+ Dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa (thống nhất PL Hàng hải)
+ Người QĐĐT quyết định việc lập BCNCKT đối với các dự án này (theo đặc thù kỹ thuật, công nghệ).
2.2. Áp dụng BIM:
Áp dụng BIM (thể chế hoá Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023):
- Đối tượng: CT từ cấp II thuộc DA từ nhóm B (bắt đầu chuẩn bị DA).
- Để hỗ trợ các TTHC: thẩm định, cấp GPXD.
- Hồ sơ, tài liệu: theo định dạng gốc và định dạng IFC 4.0 hoặc định dạng mở khác phù hợp.
- CT cấp đặc biệt, cấp I (thuộc K6 Điều 82 Luật XD): kết quả thẩm tra phải đánh giá tính thống nhất của mô hình BIM với các kết quả tính toán, thiết kế.
- CĐT cập nhật tệp tin BIM trong hồ sơ thiết kế vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 111/2024/NĐ-CP.
- Bộ Xây dựng: Xem chi tiết hướng dẫn việc áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng.
3. Nguyên tắc chung của dự án và thiết kế:
- Lập, thẩm định, phê duyệt DA được thực hiện theo giai đoạn; DA thành phần hoặc cả DA. Phê duyệt toàn bộ dự án sau khi kết thúc thẩm định toàn bộ các dự án thành phần, giai đoạn thực hiện.
- Lập, thẩm định, phê duyệt TK sau TKCS được thực hiện cho từng phần CT (phê duyệt TKXDCT sau khi kết thúc thẩm định toàn bộ các từng phần); từng công trình hoặc tất cả CT của DA.
- DA điều chỉnh, TK sau TKCS điều chỉnh: được thực hiện chỉ nội dung điều chỉnh hoặc cho toàn bộ nội dung của dự án, thiết kế xây dựng.
II. Báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, BAN QLDA, thiết kế sau thiết kế cơ sở
1. Phân chia DA thành phần
- Tại giai đoạn BCNCTKT: xác định trong QĐ/CTh chủ trương ĐT.
- Tại GĐ lập BCNCKT: 1) Đúng Đ50LXD, 2) không có DATP nào lập BCKT-KT, 3) có 1 DATP toàn bộ công trình HTKT dùng chung và CT khác (nếu có) (trừ trường hợp DA không theo tuyến nằm trên 2 tỉnh).
- DA nhiều CT không theo tuyến trên địa bàn >=2 tỉnh được phân chia DATP tương ứng từng tỉnh.
2. Loại quy hoạch là cơ sở lập BCNCKT, cấp GPXD
-DA HTKT khung vùng liên huyện, vùng huyện: QHXD vùng liên huyện, vùng huyện.
-DA ĐTXD HTKT khung đô thị, khu chức năng: QHC đô thị hoặc QH chuyên ngành HTKT; QHC/QHPK khu chức năng.
-DA công trình ngầm: QHCT hoặc QH không gian ngầm hoặc QH có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.
-DA được hình thành từ QH có tính chất kỹ thuật chuyên ngành: QH có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.
-DA du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng (PL Lâm nghiệp): QH lâm nghiệp quốc gia hoặc QH tỉnh, phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
- DA bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: quy hoạch di tích.
- KV không yêu cầu lập quy hoạch (XD hoặc kỹ thuật chuyên ngành): PA tuyến, vị trí công trình, tổng mặt bằng được cơ quan nhà nước chấp thuận.
- KV đã ổn định, không yêu cầu lập QHCT theo PLQH ĐT-NT: TK đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc.
- DA sửa chữa, cải tạo giữ nguyên quy mô, chức năng hiện hữu: không yêu cầu lập quy hoạch.
- Các DA còn lại: QHCT hoặc QHTMB.
- Xem chi tiết điều kiện cấp giấy phép xây dựng.
3. Khi lập DA, chủ đầu tư được điều chỉnh
- Bố cục, hình khối, thông số kỹ thuật của CT khi bảo đảm về chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, quy định trong thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc (nếu có) trong QH được duyệt và quy chuẩn về QHXD.
- Một số chỉ tiêu, thông số trong văn bản về quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được duyệt khi không thuộc trường hợp có yêu cầu phải điều chỉnh chủ trương đầu tư theo pháp luật.
4. Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế kỹ thuật
4.1. CQCM thuộc người QĐĐT
- Bổ sung mẫu Kết quả thẩm định BCNCKT/BCKT-KT của CQCM thuộc người QĐĐT: Mẫu số 04, Mẫu số 05 PL I.-
- BC KT-KT: Khi phê duyệt dự án, người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư đóng dấu phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.
4.2. Phân cấp thẩm quyền thẩm định
- DA phải thẩm định tại CQCM về XD: (i) Vốn ĐTC; (ii) PPP; (iii) Vốn NN ngoài ĐTC: Nhóm B trở lên hoặc có công trình tại PL XI; (iv) Vốn khác: có quy mô lớn (khoản 6 Điều 3) hoặc có công trình tại PL XI.
- CQCM về XD thuộc các Bộ xây dựng chuyên ngành chỉ thẩm định DA: do TTgCP giao; có CT cấp đặc biệt; dự án có CT cấp I do CĐT đề nghị trình thẩm định (mỗi dự án chỉ được đề nghị thẩm định tại một cơ quan, ghi thêm nơi nhận).
- Thẩm quyền thẩm định cụ thể khác:
+ CQCM về XD thuộc các Bộ xây dựng chuyên ngành: DA thuộc chuyên ngành do Bộ này QĐĐT.
+ CQCM thuộc Bộ GTVT: DA hàng không, đường sắt và hàng hải (trừ DA của tpHN, tpHCM QĐĐT).
+ CQCM thuộc Bộ NN&PTNT: DA thủy lợi, đê điều có mục tiêu đầu tư và phạm vi khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên.
+ CQCM thuộc Bộ Công Thương: DA năng lượng trên biển nằm ngoài phạm vi quản lý của UBND tỉnh (theo quy định của PL về biển và PL khác).
+ CQCM thuộc UBND tpHN, tpHCM: thẩm định các DA do UBND tp QĐĐT.
- DA lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của DA: thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai, các hạng mục còn lại của DA thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
- Các quy định khác:
- Xác định thẩm quyền theo CT chính; CT chính có cấp cao nhất, khi nhiều CT chính cùng cấp -> được lựa chọn 1 cơ quan, lấy ý kiếnphối hợp.
- DA thành phần/phân chia giai đoạn:
+ Xác định thẩm quyền theo nhóm và cấp của CT thuộc DA thành phần.
+ Phải trình thẩm định DA thành phần có các CT HTKT dùng chung của DA trước hoặc đồng thời với các DA thành phần.
+ Phải trình thẩm định BCNCKT theo giai đoạn thực hiện có các CT HTKT dùng chung (theo giai đoạn) của DA trước hoặc đồng thời với các giai đoạn còn lại.
- DA đầu tư nằm trên 2 tỉnh, không thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp Bộ:
+ Được chọn trình tại 1 địa phương.
+ Đối với DA ĐTC: trình tại cơ quan thuộc tỉnh được giao là CQ chủ quản dự án.
- DA sửa chữa, cải tạo: xác định thẩm quyền thẩm định theo quy mô của hạng mục sửa chữa, cải tạo.