Thẩm tra thiết kế là gì? Chi phí thẩm tra thiết kế
Thẩm tra thiết kế là một công việc rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình là công tác bắt buột được nhà nước quy định cụ thể trong các Thông tư, Nghị định và các Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Việt Nam.
1. Lợi ích khi tiến hành thẩm tra thiết kế của 1 dự án:
- Công tác thẩm tra thiết kế công trình xây dựng nếu được tuân thủ và thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng và to lớn đối với công tác quản lý dự án xây dựng.
- Góp phần đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế xây dựng công trình, giám sát và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục những sai sót còn tồn tại của quá trình tư vấn thiết kế thi công xây dựng.
- Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng và xây dựng đồ án thiết kế trở nên đáng tin cậy hơn
2. Nội dung công tác thẩm tra thiết kế:
Nội dung công tác thẩm tra thiết kế được quy định trong Nghị Định số 15/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 03/03/2021, sau đây xin trích dẫn những đầu mục chính cần thiết thẩm tra của một dự án đầu tư xây dựng:
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:
+ Thiết kế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công) so với thiết kế cơ sở.
+ Thiết kế bản vẽ thi công so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình:
+ Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật.
+ Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế xây dựng với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận:
+ Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công trình.
+ Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết kế bảo đảm an toàn cho công trình lân cận.
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
- Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
- Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
3. Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng.
a. Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng số 2.16 của Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BXD). Nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) của công trình trong tổng mức đầu tư. Trường hợp công việc thiết kế thực hiện theo gói thầu thì chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%)
Lưu ý áp dụng chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng thông tư 12/2021/TT-BXD:
- Chi phí thẩm tra thiết kế của công trình có sử dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành; điều chỉnh với hệ số k = 0,36 đối với công trình thứ hai trở đi.
- Đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước nếu có yêu cầu thẩm tra cả thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công thì chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật xác định theo định mức công bố tại bảng số 2.16, chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công xác định bằng 40% chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật.
- Chi phí thẩm tra thiết kế công trình san nền tính bằng 40% chi phí thẩm tra thiết kế công trình giao thông.
- Chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức nhưng tối thiểu (chưa gồm thuế GTGT) không nhỏ hơn 2.000.000 đồng
b. Đối với các dự án được dự kiến triển khai thực hiện theo các gói thầu; để dự trù kinh phí thẩm tra thiết kế xây dựng khi xác định tổng mức đầu tư; chi phí thẩm tra thiết kế được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%). Tương ứng với quy mô chi phí xây dựng của từng gói thầu dự kiến phân chia.
ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THAM GIA THẨM TRA THIẾT KẾ, THẨM TRA DỰ TOÁN:
- Tổ chức có đăng ký ngành nghề Thiết kế xây dựng trong trong giấy đăng ký kinh doanh và phải có chứng chỉ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng phù hợp với cấp công trình tham gia.
- Cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng phù hợp với cấp và loại công trình tham gia.
NHỮNG CÔNG TRÌNH NÀO CẦN ĐƯỢC THẨM TRA:
- Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật xây dựng 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 điều 79 của bộ luật này:
“Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận”
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU ICCI ĐÃ THỰC HIỆN:
- Cholon Tower – Chủ đầu tư: Công ty CP dịch vụ du lịch Chợ Lớn (02 tầng hầm + 01 tầng lửng + 18 tầng lầu: 19.992 m2)
- Chung Cư Khuông Việt – Chủ đầu tư: Công ty CP địa ốc Tân Bình (01 tầng hầm + 01 tầng lửng + 18 tầng lầu)
- Thủ Thiêm Lake View Tower 1 – Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TP. HCM (14.059 m2)
- Cao ốc văn phòng tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn – Chủ đầu tư: Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV (02 tầng hầm + 13 tầng lầu: 12.295 m2)
- Nhà máy bia Sài Gòn – Chủ đầu tư: Công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa (công suất 50 triệu lít/năm: 18.000 m2)
- Nhà máy bao bì Sabeco Sông Lam – Chủ đầu tư: Công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa (35.000 m2)
Hãy liên hệ ngay với ICCI qua Hotline tư vấn toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng cần thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI sẽ đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng.
Xem ngay:
Năng lực hoạt động xây dựng của ICCI
Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng ICCI
Thiết bị ICCI phục vụ kiểm định chất lượng công trình
Dịch vụ kiểm định kết cấu nhà xưởng
Kiểm định nhà xưởng khi khách hàng yêu cầu audit nhà máy
Kiểm định lắp đặt năng lượng mặt trời
Người viết: KSXD. Bùi Văn Thái