Những lưu ý về tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp chủ đầu tư và doanh nghiệp đánh giá được chất lượng tổng thể của công trình. Đối với nhà xưởng, nó được xây dựng với mục đích phục vụ các công việc sản xuất công nghiệp, vì thế tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với thiết kế nhà thông thường. Vậy nên, điều cần thiết khi chuẩn bị xây dựng một công trình nhà xưởng công nghiệp là nắm bắt rõ được các yêu cầu khi xây dựng.
1. Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là gì?
Các công trình nhà thép tiền chế hiện đã không còn quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là với các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, nhà kho cỡ lớn để phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty.
Tuy nhiên, để có được 1 công trình chất lượng thì ngoài việc có đội ngũ thiết kế tốt chuyên môn thì cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng cần thiết để đảm bảo được chất lượng của công trình là tốt nhất.
Các tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp hiện nay được quy định tại:
- Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.
- Quy chuẩn xây dựng VN tập 2, 3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.
Theo đó, các công trình nhà xưởng công nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
+ Địa điểm xây dựng công trình nhà xưởng công nghiệp;
+ Quy mô xây dựng các các hạng mục công trình;
+ Phương án thiết kế nhà xưởng công nghiệp;
+ Tổng diện tích mặt bằng các hạng mục sẽ xây dựng (đối với công trình theo tuyến phải có phương án tuyến công trình cụ thể).
+ Giải pháp kết nối giữa hạ tầng kỹ thuật trong khu vực và các hạng mục khác trên công trình;
Lưu ý: Công trình nhà xưởng công nghiệp phải được xây dựng trên nền móng đạt chuẩn, phần kết cấu móng phải được đảm bảo an toàn và quy trình xây dựng, lắp đặt phải phù hợp với quy mô công trình, mục đích sử dụng và công năng hoạt động của nhà công nghiệp.
2. Những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng theo pháp luật hiện hành
Để thiết kế và xây dựng được những công trình nhà xưởng đạt chất lượng cao, chủ đầu tư và nhà thầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Sau đây là một số tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp.
+ TCXD 16-1986 – Chiếu sáng nhân tạo ở công trình dân dụng.
+ TCVN – 4474 1987 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thoát nước bên trong công trình
+ TCVN – 4513 – 1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong công trình
+ TCVN 4605 – 1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu ngăn che, kỹ thuật nhiệt
+ TCXD 29 – 1991 – Chiếu sáng tự nhiên ở công trình dân dụng
+ TCXD 9207 – 2012 – Tiêu chuẩn thiết kế – Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và công trình công cộng.
+ TCXD 9206 – 2012 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng
+ TCVN 5687 – 2010 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thông gió điều hoà không khí
+ TCVN 5760 – 1993 – Yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
+ TCVN 5783 – 2021 – Yêu cầu lắp đặt kỹ thuật – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thồng báo cháy tự động.
+ TCVN 6160 – 1996 – Tiêu chuẩn thiết kế – Phòng cháy chữa cháy
+ TCXDVN 5574 – 2012 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu BT và BTCT
+ TCXDVN 5575 – 2012 – Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu thép
+ TCVN 2737 – 2023 – Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng tác động
+ TCVN 9385 – 2012 (BS 6651:2012) về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
+ TCXDVN 9206-2012 – Tiêu chuẩn thiết kế – đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
+ TCVN 4319 – 2012 – Nguyên tắc thiết kế – Nhà và công trình công cộng
+ TCVN 4514 – 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp, tổng mặt bằng
3. Một số quy chuẩn vầ thiết kế nhà xưởng theo từng hạng mục
Tiêu chuẩn thiết kế nề móng nhà xưởng:
Thiết kế nền móng nhà xưởng cần phải tuân theo các quy định trong TCVN 2737 – 2023 của Bộ Xây dựng. Cao độ mặt trên của móng phải thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch: 2.0m đối với cột thép; 0.5m đối với cột có khung chèn tường và 0.15m đối với cột bê tông cốt thép. Ngoài độ chênh lệch giữa mặt trên của móng và mặt nền, thiết kế cũng cần chú ý đến cao độ của các chân đế cột thép, chiều sâu bề mặt móng, kích thước từng ô nền bê tông…
Thiết kế nền nhà xưởng – Biện pháp xi măng đất.
Tiêu chuẩn thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng:
Tiêu chuẩn đầu tiên mà chủ đầu tư và các nhà thầu cần tuân thủ là độ dốc của mái tùy theo từng loại vật liệu. Tấm lợp amiăng xi măng thường có độ dốc từ 30% đến 40%. Tấm lợp tôn múi có độ dốc từ 15% đến 20%. Mái ngói có độ dốc từ 50% đến 60% và độ dốc của tấm lợp bê tông cốt thép là từ 5% đến 8%. Ngoài độ dốc của mái nhà, bản thiết kế cũng cần chú ý đến các tiêu chuẩn và quy định về hệ thống thoát nước và hệ thống cửa mái.
Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng:
Có 3 loại tường phổ biến khi xây dựng nhà xưởng là tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung. Có nhiều loại vật liệu để làm tường và vách ngăn nhà xưởng. Khi tường được làm bằng các vật liệu nhẹ thì chân tường nên được làm bằng các loại vật liệu chắc chắn như bê tông cốt thép, đá thiên nhiên, gạch,… Chân tường phải tuân thủ các thông số kỹ thuật cụ thể phụ thuộc vào quy mô và đặc tính riêng của nhà xưởng.
Tiêu chuẩn thiết kế cửa sổ, cửa đi nhà xưởng
Hệ thống cửa sổ nhà xưởng cần được thiết kế tối ưu để đảm bảo thông gió và tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả lấy sáng, thông gió, cửa sổ có độ cao từ 2.4m trở xuống kể từ mặt sàn phải đóng mở được. Đối với các cửa sổ lắp kính có kích thước lớn, nhà thầu cần lắp thành khung cố định chắc chắn vào tường để chống gió bão. Cách cửa cũng cần có bộ phận kẹp giữ và đóng mở hàng loạt bằng cơ khí.
Tham khảo thêm:
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm
5 nguyên tắc quan trọng trong thiết kế nhà xưởng
Nội dung cơ bản trong một hồ sơ thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cần biết
Liên hệ với ICCI qua Hotline tư vấn miễn phí toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định xây dựng, thiết kế nhà xưởng hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI cam kết đem lại chất lượng cao, đảm an toàn, hiệu quả cho công trình cũng như giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng. Hãy liên hệ với ICCI ngay và nhận báo giá ưu đãi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.
Tham khảo thêm:
Thiết kế nhà xưởng sản xuất công nghiệp
Năng lực hoạt động xây dựng của ICCI
Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng ICCI
Thiết bị ICCI phục vụ kiểm định chất lượng công trình
Dịch vụ kiểm định kết cấu nhà xưởng
Kiểm định kết cấu công trình xây dựng