Quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng
Việc quản lý chất lượng xây dựng nói chung và chất lượng vật liệu nói riêng là một trong những công tác quan trọng quyết định đến chất lượng của một công trình xây dựng. Vấn đề này được quy định rất rõ ràng và cụ thể trong Luật xây dựng cũng như các nghị định, thông tư về quản lý chất lượng xây dựng hiện hành.
- Về cơ bản thì tất cả các vật liệu trước khi được đưa vào sử dụng phải được kiểm tra về sự phù hợp với thiết kế đã được chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn giám sát đồng ý phê duyệt trước đó.
- Công tác kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng đúng tiêu chuẩn, có đầy đủ các chức năng để thực hiện các phép thử cần thiết để xác định chính xác chất lượng nguyên vật liệu mà nhà thầu sử dụng.
- Vì vậy mà quy trình lấy mẫu vật liệu xây dựng cũng rất quan trọng, nếu lấy mẫu thí nghiệm không đúng theo tiêu chuẩn sẽ dẫn đến sai sót kết quả thí nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình xây dựng.
Dưới đây là quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng chuẩn được quy định theo các tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Xây dựng:
1. Đá dăm sỏi dùng để đổ bê tông:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: Các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 7570:2006.
b) Quy cách lấy mẫu:
- Cứ mỗi lô 200m3 thì lấy mẫu 1 lần. Các lô nhỏ hơn 200m3 thì xem như 1 lô.
- Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong 1 lô đá cùng loại, trộn đều, đóng gói, niêm phong, lập biên bản lấy mẫu và mang đi thí nghiệm.
c) Các loại kích thước đá dăm phổ biến:
- Đá kích thước 0,5 x 1: hạt đá khoảng từ 5 – 10mm
- Đá kích thước 1 x 2: hạt đá khoảng từ 10 – 20mm
- Đá kích thước 2 x 4: hạt đá khoảng từ 20 – 40mm
- Đá kích thước 4 x 6: hạt đá khoảng từ 40 – 60mm
2. Cát vàng đổ bê tông:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCXD 127-1985 và TCVN 7570:2006.
b) Quy cách lấy mẫu cát:
- Cứ mỗi 100m3 cát sẽ lấy mẫu thí nghiệm 1 lần với khối lượng 10kg.
- Yêu cầu lấy mẫu phải được lấy riêng ở nhiều vị trí khác nhau trong lô cát cùng loại, trộn đều, niêm phong đóng gói, lập biên bản lấy mẫu và mang đi thí nghiệm.
c) Phân loại cát loại cát xây dựng phổ biến: bao gồm: Cát mịn, cát nhỏ, cát vừa và cát to.
3. Xi măng:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6260:2009 và TCVN 6286:2009
b) Quy cách lấy mẫu xi măng:
- Mỗi lô 40 tấn sẽ lấy mẫu 1 lần, mỗi lô nhỏ hơn 40 tấn xem như 1 lô.
- Mẫu xi măng yêu cầu phải lấy ở nhiều bao khác nhau. Mỗi bao lấy 1kg.
- Yêu cầu mẫu thí nghiệm phải có mẫu lưu để có căn cứ đối chứng khi cần.
- Khi có hàng về công trường, yêu cầu các bên đại diện phải cùng lấy mẫu và đóng gói niêm phong, lập biên bản lấy mẫu và đưa đến phòng thí nghiệm.
- Các mẫu xi măng sau khi lấy mẫu phải bảo quản nơi khô ráo, tránh nước, tránh nhiệt độ cao và các hóa chất khác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu.
4. Cốt thép xây dựng:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1651-1:2018 và TCVN 1651-2:2018
a) Quy cách lấy mẫu thép:
- Mỗi lô thép với khối lượng<= 50 tấn sẽ tiến hành lấy 1 nhóm mẫu.
- Trong nhóm mẫu sẽ bao gồm tất cả các loại cốt thép trong lô đó.
- Mỗi loại thép sẽ lấy 1 tổ mẫu gồm 3 mẫu, mỗi mẫu dài khoảng từ 0,5 đến 0,8m.
c) Các loại thép xây dựng phổ biến:
- Thép tròn trơn.
- Thép tròn cán nóng.
- Thép cán nguội.
- Thép hình.
- Thép tấm, thép lá.
d) Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:
- Độ dãn dài.
- Giới hạn bền, giới hạn chảy.
- Đường kính thép đo thực tế.
- Chỉ tiêu uốn nguội.
5. Thép carbon kết cấu thông thường:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1765:1975
b) Quy cách lấy mẫu:
- Mỗi một lô 20 tấn sẽ lấy mẫu 1 lần. Mỗi lô nhỏ hơn 20 tấn sẽ xem như 1 lô.
- Trong nhóm mẫu sẽ bao gồm tất cả các chủng loại thép trong lô hàng đó.
- Mỗi loại lấy 1 tổ mẫu, mỗi tổ mẫu sẽ gồm 3 thanh, chiều dài từ 0,4 đến 0,5m.
c) Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu thí nghiệm:
- Giới hạn chảy, giới hạn bền khi kéo thép.
- Độ dãn dài của thép.
6. Gạch xây dựng:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1450:2009; TCVN 1451:1998.
b) Quy cách lấy mẫu:
- Mỗi lô 50.000 viên sẽ lấy 1 tổ mẫu, mỗi tổ mẫu bao gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên sẽ xem như 1 lô.
c) Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu thí nghiệm gạch:
- Kiểm tra hình dạng và kích thước viên gạch.
- Kiểm tra các khuyết tật ngoại quan (nếu có).
- Khối lượng thể tích viên gạch.
- Cường độ nén, cường độ uốn của gạch.
7. Gạch bê tong tự chèn:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6467:1999.
a) Quy cách lấy mẫu:
- Cứ mỗi 15.000 viên sẽ lấy 1 tổ mẫu. Mỗi lô nhỏ hơn 15.000 viên sẽ xem như 1 lô.
- Mỗi tổ mẫu sẽ gồm 20 viên.
8. Đất đắp nền:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5747:1993 và TCVN 4447:2012
b) Quy cách lấy mẫu:
- Mỗi lô đất 10.000m3 sẽ lấy mẫu 1 lần. Mỗi lô nhỏ hơn 10.000m3 sẽ xem như 1 lô.
- Mỗi tổ mẫu 20kg.
9. Thí nghiệm độ chặt nền đất, độ chặt của các lớp đất móng:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: Theo yêu cầu của 22TCN02-71 và 22TCN03-79.
b) Quy cách thí nghiệm:
- Mỗi lớp đất đắp dày từ 15-18cm có diện tích đắp từ 400m2-600m2 sẽ kiểm tra 01 tổ mẫu tại 3 vị trí.
10. Nghiệm thu nền đắp, nền đào trước khi rải móng đường ô tô. Nghiệm thu các lớp móng trong xây dựng đường ôtô:
a) Tiêu chuẩn áp dụng: Đo môdul đàn hồi theo 22TCN 211-93. Đo độ chặt K=0,98
b) Quy cách kiểm tra:
- Trên một đoạn đồng nhất về độ dốc, về kết cấu, về chế độ sử dụng đo 3 điểm.
- Về các lớp móng, cứ 800 m2kiểm tra một vị trí ngẫu nhiên.
11. Vữa xây, trát:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 3121:1993
Kiểm tra mẫu đúc vữa
b) Quy cách lấy mẫu:
- Mỗi hạng mục công việc cần xây trát của công trình sẽ lấy 1 tổ mẫu nghiệm thu.
- Mỗi tổ mẫu sẽ gồm 3 viên vữa mẫu theo khuôn kích thước 4x4x16cm.
c) Các yêu cầu thí nghiệm:
- Kiểm tra thành phần vữa.
- Kiểm tra cường độ vữa theo cấp phối.
12. Bê tông:
a) Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 4453:1995
b) Quy cách lấy mẫu:
- Trong quá trình thi công, phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường.
- Phải có đầy đủ chữ ký của CĐT hoặc TVGS, cán bộ kỹ thuật ký xác nhận lên tem mẫu ngay khi mẫu bê tông còn ướt.
- Mỗi loại cấu kiện bê tông thi công trong 1 thời điểm sẽ phải lấy 1 tổ mẫu gồm 3 viên mẫu được lấy cùng lúc ở cùng 1 chỗ theo quy định của TCVN 3105:2022.
- Kích thước viên bê tông mẫu là 10x10x10cm hoặc 15x15x15cm.
13. Số lượng tổ mẫu:
- Đối với kết cấu bê tông khối lớn: Mỗi 500m3 sẽ lấy 1 tổ mẫu với khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m2 hoặc cứ 250m3 lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng khối bê đổ nhỏ hơn 1000m2.
- Đối với các móng lớn: Cứ 100m3 bê tông sẽ tiến hành lấy 1 tổ mẫu nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho 1 khối móng.
- Đối với bê tông khung cột, dầm sàn: Cứ 20m3 sẽ lấy 1 tổ mẫu. Trong trường hợp nhỏ hơn thì vẫn lấy 1 tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.
- Đối với các kết cấu đơn lẻ khác có khối lượng nhỏ hơn: Vẫn yêu cầu lấy 1 tổ mẫu.
14. Thí nghiệm kiểm tra mặt đường láng nhựa.
a) Các tiêu chuẩn áp dụng:
- 22TCN171-01: Kiểm tra hàm lượng nhựa mặt đường.
- 22TCN-279-01: Kiểm tra chất lượng nhựa.
- 2TCN-259-98: Kiểm tra chất lượng vật liệu.
b) Quy cách lấy mẫu thí nghiệm:
- Cứ mỗi 500m2 đường sẽ tiến hành kiểm tra 1 lần và trên toàn tuyến đường.
Năm 2007 đánh dấu sự ra đời của Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế (ICCI) tại Tp Hồ Chí Minh. Đến năm 2013, ICCI đã bắt đầu mở rộng thị trường ra khu vực miền bắc, miền trung.
ICCI ở hữu phòng thí nghiệm LAS-XD 203 được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Las-XD 203 được thành lập vào những năm đầu tiên hoạt động của ICCI và liên tục được đổi mới để đáp ứng đạt chuẩn các quy định của cơ quan chức năng.
Tại ICCI hiểu rõ trách nhiệm và sứ mệnh của mình là đem đến giá trị, sự an tâm cho khách hàng và đồng hành ngay cả khi dự án đã hoàn thành. Với ICCI mọi vấn đề khó khăn đều sẽ có hướng giải quyết phù hợp.
Tự hào là công ty kiểm định uy tín với hơn 16 năm, ICCI hiểu rằng để nhận được sự tin tưởng chúng tôi phải luôn quan tâm chú trọng đặc biệt đến tiến độ công việc, chất lượng công việc và chi phí.
Về tiến độ công việc : Đảm bảo hoàn thành công việc, đội ngũ kỹ sư luôn phối hợp làm việc đồng bộ và linh hoạt với nhau. ICCI luôn cố gắng hoàn thành tiến độ nhanh nhất, luôn đảm bảo đúng và vượt tiến độ công việc đưa ra.
Về chất lượng công việc: Bằng năng lực, kinh nghiệm ICCI đã từng thực hiện kiểm định hàng ngàn dự án và tùy mỗi dự án có tính phức tạp và thực tế là khác nhau mà chúng tôi có những giải pháp tư vấn phù hợp với điều kiện sẵn có, bám sát mục tiêu ban đầu của khách hàng đưa ra.
Về chi phí : ICCI luôn đưa ra ngân sách phù hợp, kinh tế, hiệu quả và cam kết đem lại đúng giá trị mà khách hàng đã bỏ ra. Vui lòng liên hệ ICCI qua số hotline 0903994577 để trao đổi về các yêu cầu kiểm định xây dựng chất lượng công trình. ICCI sẽ tiến hành kiểm tra thông tin hồ sơ kết hợp khảo sát sơ bộ thực tế (nếu cần). Sau khi kiểm tra thông tin sẽ có báo giá kiểm định thực hiện cụ thể với mức chi phí phù hợp đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả.
Hãy liên hệ ngay với ICCI qua Hotline tư vấn toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định nhà xưởng, kiểm định xây dựng, đánh giá nhà máy hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI sẽ đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng.
Tham khảo thêm:
Năng lực hoạt động xây dựng của ICCI
Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng ICCI
Thiết bị ICCI phục vụ kiểm định chất lượng công trình