Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

06/04/2024

Báo cáo kiểm định là căn cứ quan trọng để xác định được chất lượng công trình cũng như là cơ sở để tiến hành bảo trì, thi công lắp đặt, cải tạo, nâng tầng, tăng tải trọng khi có kết luận công trình đủ khả năng chịu lực của công ty kiểm định xây dựng.

1. Mục đích kiểm định:

- Khảo sát, đo đạc, thử nghiệm vật liệu kết cấu công trình, cung cấp đầy đủ số liệu kiểm định, đánh giá khả năng hư hỏng của các cấu kiện kết cấu, đảm bảo khả năng an toàn chịu lực của kết cấu công trình của công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp và kiến nghị biện pháp sửa chữa khôi phục lại các cấu kiện bị xuống cấp, hư hỏng nếu thực tế có yêu cầu.

2. Cần cung cấp thông tin chung về công trình và gói thầu 

Ví dụ

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp là nhà văn phòng, nhà kho, nhà xưởng, nhà máy với cấp 1 hay cấp 2 hay cấp 3 hay cấp 4?

Chi tiết hướng dẫn phân loại và phân cấp công trình xem tại đây:

Phân loại, phân cấp công trình xây dựng và 04 nguyên tắc xác định cấp công trình

kiểm định xây dựng Nội dung công việc kiểm định xây dựng được thể hiện cụ thể tại đề cương và dự toán kiểm định chất lượng công trình, bao gồm các công việc chủ yếu sau:

3.1. Lập đề cương kiểm định đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phù hợp với mục đích kiểm định xây dựng;

- Tuân thủ các tiêu chuẩn về kiểm định xây dựng được áp dụng.

Chi tiết hướng dẫn lập đề cương kiểm định xây dựng xem nội dung tại đây:

Xây dựng đề cương kiểm định chất lượng công trình

3.2. Thực hiện các công việc kiểm định khảo sát theo đúng mục đích, dự toán và đề cương kiểm định đã được chủ đầu tư phê duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật.

3.3. Sản phẩm:  ICCI cung cấp sản phẩm của hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng công trình bao gồm:

- Báo cáo kết quả kiểm định.

- File lưu trữ các tài liệu.

Chi tiết hướng dẫn báo cáo kiểm định xây dựng xem nội dung tại đây:

Báo cáo kết quả kiểm định xây dựng

4. Yêu cầu công tác kiểm định xây dựng

Yêu cầu công tác kiểm định xây dựng

4.1 Yêu cầu công tác khảo sát hiện trường

4.1.1 Đơn vị Kiểm định ICCI khi thực hiện khảo sát hiện trường phải tuân thủ các qui định an toàn của đơn vị quản lý khai thác vận hành công trình, đảm bảo an toàn lao động và an toàn cho công trình.

4.1.2 Công tác kiểm định phải phù hợp với đề cương kiểm định đã đồng ý.

4.1.3 Nội dung công tác khảo sát hiện trường đáp ứng được mục đích kiểm định đưa ra.

4.2. Yêu cầu về công tác lập hồ sơ kiểm định:

4.2.1 Công tác đánh giá kết quả khảo sát phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn hiện hành

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành.

- Nội dung đánh giá kết quả khảo sát phải đáp ứng được mục đích kiểm định đã đề ra, đề cương kiểm định được phê duyệt, gồm:

+ Đánh giá hiện trạng, sự xuống cấp ở các cấu kiện kết cấu hoặc bộ phận chịu lực.

+ Độ chuyển vị và độ ổn định của kết cấu.

+ Tính toán đánh giá khả năng chịu lực, độ an toàn của hệ kết cấu công trình

4.2.2 Từ các nội dung đánh giá, kết luận nêu trên, đơn vị Kiểm định đề xuất:

- Biện pháp sửa chữa khôi phục các cấu kiện bị xuống cấp, hư hỏng.

- Phương án xử lý gia cường hệ kết cấu (nếu cần).

- Một số kiến nghị nhằm hạn chế xâm thực công trình

- Đề xuất giải pháp thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng theo quy định.

4.3 Hình thức hồ sơ kiểm định xây dựng

- Hồ sơ kiểm định phải được đơn vị Kiểm định đóng quyển, có giá trị pháp lý.

- Nội dung trình bày trong hồ sơ kiểm định phải rõ ràng và đầy đủ thông tin về quá trình khảo sát, đánh giá, kết luận, kiến nghị, … và có hình ảnh minh họa.

5. Nội dung và phương pháp kiểm định

5.1 Nội dung khảo sát đặc điểm hiện trạng, đánh giá hư hỏng công trình

- Tiến hành khảo sát hệ khung kết cấu chịu lực chính của công trình cần kiểm định, quan sát các hư hỏng, khuyết tật, ăn mòn hay vết nứt của công trình bằng mắt thường, đánh giá mức độ nguy hiểm của từng vị trí hư hỏng (hư hỏng, nứt, ăn mòn thuộc dạng ăn mòn kết cấu chịu lực chính hay hư hỏng vật liệu bao che, hoàn thiện và mức độ như thế nào?). Ghi nhận, đánh dấu vị trí hư hỏng trên mặt bằng công trình, chụp hình ảnh hiện trạng kèm vị trí để thể hiện trong báo cáo kiểm định.

Kiểm định xây dựng đánh giá hư hỏng công trình

Hình ảnh ICCI kiểm tra bằng thủ công, kết hợp quan sát trực quan, sử dụng các thiết bị máy ảnh, thước thép, thước kẹp để kiểm tra kích thước hình học cấu kiện chịu lực.

Kiểm định công trình xây dựng dân dụng và công nghiệpHình ảnh ICCI kiểm tra bằng thủ công, kết hợp quan sát trực quan, sử dụng các thiết bị máy ảnh, thước thép, thước kẹp.

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệpHình ảnh ICCI kiểm tra bằng thủ công, kết hợp quan sát trực quan, sử dụng các thiết bị máy ảnh, thước thép, thước kẹp, máy đo xác định bề rộng vết nứt.

- Bên cạnh đó còn cần xác định thêm vị trí các tường bao che (gạch, vách tôn, vách gỗ, vách panel …). Nếu có lượng tải treo lớn và không trải đều, ta cần ghi nhận, chụp ảnh, cần thiết sẽ vẽ them các sơ đồ tải treo (ống gió, ống phòng cháy …) và xác định hệ tải treo được treo lên đâu, cấu kiện nào.

5.2 Đo đạc kích thước kết cấu công trình

- Sau khi xác định được hệ khung kết cấu chính của công trình, ta cần khảo sát, kiểm tra chính xác các kích thước chính xác của các cấu kiện chịu lực chính, để phục vụ công tác tính toán, kiểm tra theo từng mục đích kiểm định công trình cụ thể mà chủ đầu tư đưa ra.

- Đối với các cấu kiện được hoàn thiện, ốp bởi lớp hoàn thiện hay ngầm bên dưới như phần móng công trình nếu mục đích kiểm định yêu cầu phải kiểm tra thì sử dụng có biện pháp cần thiết để xác định chính xác cấu tạo hệ kết cấu cũng như kích thước của cấu kiện.

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệpHình ảnh ICCI xác định vị trí, kiểm tra kích thước hình học, độ chôn sâu móng bằng phương pháp đào thủ công hoặc phương pháp GPR bằng thiết bị chuyên dùng nếu công việc có yêu cầu phải kiểm tra phần móng.

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệpHình ảnh ICCI kiểm tra xác định kích thước hình học, chiều dày thép bằng phương pháp đo đạc thủ công hoặc phương pháp dùng máy siêu âm.

5.3 Thí nghiệm hiện trường xác định cường độ bê tông

 - Đối với kết cấu nhà bê tông cốt thép, xác định cường độ bê tông của cấu kiện, công tác này đóng vai trò cực kì quan trọng trong công tác kiểm định để tính toán khả năng chịu lực và đánh giá.

- Tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư và điều kiện thực tế hiện trường, ICCI sẽ tư vấn phương pháp hợp lý có thể tiến hành và đưa ra số liệu một cách chính xác nhất.

ICCI thực hiện bằng phương pháp thủ công: khoan lấy lõi bê tông trực tiếp tại hiện trường và sau đó gia công, nén tại phòng thí nghiệm, hoặc kết hợp với phương pháp không phá hủy sử dụng súng bật nẩy.

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệpHình ảnh ICCI khoan lấy lõi bê tông tại hiện trường

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Hình ảnh ICCI sử dụng phương pháp không phá hủy sử dụng búa bật nẩy

5.4 Kiểm tra hàm lượng cốt thép trong bê tông       

- Bố trí cốt thép trong bê tông cũng đóng vai trò rất lớn để đánh giá khả năng chịu lực của công trình.

- Cốt thép trong bê tông cần phải: Đủ, đúng vị trí, phân bố hợp lý, đủ lớp bê tông bảo vệ để không gây ra các hư hỏng, vết nứt trên cấu kiện. Đối với các công trình đã hoàn công đưa vào sử dụng, việc kiểm tra các thông số này không thể kiểm tra bằng cách trực quan mà có thể dùng các thiết bị chuyên dụng để dò, kiểm tra, xác định số lượng, vị trí, cũng như đường kính cốt thép. Đối với phương pháp này ta có thể không cần đục phá cấu kiện mà vẫn có thể có được số liệu tương đối chính xác.

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Hình ảnh ICCI kiểm tra số lượng và đường kính cốt thép trong bê tông bằng phương pháp siêu âm sử dụng máy Elcometer.

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Hình ảnh ICCI kiểm tra độ ăn mòn cốt thép bê tông bằng phương pháp siêu âm sử dụng máy Elcometer.

5.5 Kiểm tra, đánh giá chuyển vị ngang và chuyển vị đứng của kết cấu công trình

Kiểm định xây dựng công trình dân dụng và công nghiệpHình ảnh ICCI kiểm tra đánh giá chuyển vị ngang và chuyển vị đứng của kết cấu công trình thực hiện bằng phương pháp trắc đạc, sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica hoặc các máy chuyên dụng khác.

5.6 Tính toán kết cấu, kiểm tra khả năng chịu lực và ổn định, đánh giá chất lượng hiện trạng công trình. Lập báo cáo và đề xuất phương án gia cố, sửa chữa phù hợp cho các hư hỏng (nếu cần).

Báo cáo kiểm định chất lượng công trình xây dựng

- ICCI xử lý các mẫu thí nghiệm tại hiện trường theo đúng quy cách trong tiêu chuẩn hiện hành. Xử lý các số liệu thu thập được tại hiện trường, tính toán, đánh giá số liệu sử dụng máy tính thông qua các phần mềm chuyên ngành: etabs, safe, …và các tiêu chuẩn liên quan.

- Đánh giá chất lượng hiện trạng, độ ổn định của kết cấu và an toàn của công trình.

- Đề xuất phương án xử lý gia cường các kết cấu bê tông, thép… bị hư hỏng.

- Lập báo cáo kiểm định, kết luận và kiến nghị.

Tham khảo thêm về phương pháp và quy trình kiểm định xây dựng tại đây:

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng ICCI

Yêu cầu kinh nghiệm và chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với công ty kiểm định xây dựng tối thiểu khi tham gia kiểm định công trình cấp 1

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, yêu cầu về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng tối thiểu như sau:

6.1. Điều kiện đối với tổ chức hành nghề kiểm định:

- Phạm vi hoạt động: Hạng I, được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại. (Điều 97 Nghị định 15/2021/NĐ-CP). Vậy tổ chức hành nghề kiểm định Hạng I được phép thực hiện kiểm định tất cả các công trình cùng loại Hạng I, II, III.

Yêu cầu kinh nghiệm và chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với công ty kiểm định xây dựng - Theo khoản 1 Điều 97 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực hạng I như sau:

+ Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

+ Đã thực hiện kiểm định xây dựng ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

- Tương tự tham khảo điều điều kiện hành nghề kiểm định hạng II, hạng II theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP tại đây.

- Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

+  Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;

+ Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

6.2. Điều kiện đối với cá nhân tham gia kiểm định

- Phạm vi hoạt động: Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại (Điều 75 Nghị định 15/2021/NĐ-CP). Vậy các chủ trì kiểm định hạng I sẽ được chủ trì tất cả các cùng trình cùng loại hạng I, II, II.

Điều kiện hành nghề kỹ sư kiểm định xây dựng

- Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp (Khoản 1 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014).

- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với Hạng 1 như sau:

+ Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên (Điều 75 Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

- Tương tự tham khảo điều điều kiện cá nhân hành nghề kiểm định hạng II, hạng III theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP tại đây.

7. Năng lực kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Tư vấn kiểm định Xây dựng Quốc Tế

7.1 Năng lực của Công ty kiểm định xây dựng ICCI

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0305296785 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu ngày 26 tháng 10 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 10 tháng 02 năm 2010 có quy định kiểm định chất lượng công trình xây dựng thuộc ngành nghề kinh doanh của nhà thầu.

- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng số BXD-00001523 do Cục quản lý hoạt động xây dựng cấp ngày 20 tháng 04 năm 2022; Tham khảo chi tiết tại nguồn tại đây

- Giấy chứng nhận số 149/GCN-BXD về việc LAs-XD 203 được Bộ Xây dựng công nhận Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định xây dựng Quốc Tế đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng theo Nguồn của Bộ Xây dựng tại đây

- Đã hoàn thành thực hiện kiểm định xây dựng của 02 công trình từ cấp II dân dụng và công nghiệp (Hợp đồng số 20230516/ ICCI ngày 16/05/2023 và Biên bản nghiệm thu; Hợp đồng số 119/2023/HĐKĐKS/XDQT ngày 11/09/2023, đã thanh lý hợp đồng).

7.2 Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ nhiệm, chủ trì kiểm định xây dựng ICCI:

7.2.1 Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ nhiệm công trình dân dụng – công nghiệp

+ Chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp hạng 1, số: BXD-00028797 do Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng cấp.

+Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng, số B138788 do Trường đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 08/05/2000.

Tham khảo chi tiết năng lực ông Nguyễn Thế Dũng theo nguồn tại đây

7.2.2 Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ trì thiết kế kiến trúc công trình dân dụng – công nghiệp.

+ Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ trì thiết kế kiến trúc công trình dân dụng – công nghiệp, số: GIL-000000016 do Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/20224

+ Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử.

Tham khảo chi tiết năng lực ông Trần Minh Dương theo nguồn tại đây

7.2.3 Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ trì thiết kế xây dựng công trình - Thiết kế cơ - điện công trình hạng I

+ Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ trì thiết kế xây dựng công trình - Thiết kế cơ - điện công trình số: BXD-00066668 do Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng cấp.

+ Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ nhiệt, lạnh.

7.2.4 Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ trì thiết kế về phòng cháy và chữa cháy công trình

+ Chứng chỉ năng lực cá nhân chủ trì thiết kế về phòng cháy và chữa cháy công trình số 2019/005 do Cục Cảnh sát  P.C.C.C và cứu nạn cứu hộ cấp.

  1. Một số căn cứ pháp luật xây dựng

Trong suốt quá trình khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng kết cấu công trình, đơn vị tư vấn kiểm định phải tuân thủ hệ thống pháp luật xây dựng hiện hành của Việt Nam, cụ thể là tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

8.1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014);

8.2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 (luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020);

8.3 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

8.4 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

8.5 Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

8.6 Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/08/2021 của Bộ Xây dựng quy định về Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ;

8.7 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành có liên quan đến việc kiểm định công trình. 

  1. Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng

9.1 TCVN 4453 : 1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Qui phạm thi công và nghiệm thu.

9.2 TCVN 2737 : 2023: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.

9.3 TCVN 5574 : 2018: Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

9.4 TCVN 5575 : 2012: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế

9.5 TCVN 1916 :1995: Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kĩ thuật

9.6 TCVN 9381 : 2012: Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.

9.7 TCVN 9356 : 2012: Kết cấu BTCT – Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông.

9.8 TCVN 239 : 2006: Bê tông nặng, chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

9.9 TCVN 9334 : 2012: Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy

9.10 TCVN 9348 : 2012: Bê tông cốt thép – Kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn – Phương pháp điện thế.

9.12 TCVN 7572-15 : 2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử - Xác định hàm lượng clorua.

9.13 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác.

9.14 Các qui trình, qui phạm hiện hành của Nhà Nước.

Liên hệ ICCI qua Hotline tư vấn miễn phí toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định xây dựng, kiểm định nhà xưởng hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI cam kết đem lại chất lượng cao, an toàn, hiệu quả cho công trình cũng như giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng. Chúng tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

 

Người viết: KSXD Lê Văn Nghĩa

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế