Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Các câu hỏi thường gặp trong kiểm định xây dựng

31/01/2024

Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế với hơn 16 năm kinh nghiệm trong nghề và tham gia trực tiếp kiểm định hơn 4.000 dự án, ICCI đã gặp và giải quyết nhiều thắc mắc từ khách hàng. Những câu hỏi này không chỉ là cơ hội để ICCI hiểu rõ hơn về những nhu cầu và nguyện vọng của Khách hàng, mà còn là động lực để chúng tôi không ngừng học hỏi và phát triển năng lực hoạt động xây dựng. ICCI xin chia sẻ quan điểm về giải đáp những thắc mắc thường gặp, với mong muốn cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho Quý khách hàng khi cần kiểm định công trình.

1. Kiểm định công trình khác với giám sát công trình, thẩm tra thiết kế như thế nào?

Kiểm định công trình

Giám sát công trình

Thẩm tra thiết kế

-    Là công tác đánh giá khả năng chịu lực, độ an toàn của công trình thực tế hiện hữu.

-    Thời gian thực hiện: Sau khi hoàn thành công trình hoặc một phần công trình

-    Là công tác kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình

-    Thời gian thực hiện: Song song quá trình thi công xây dựng công trình.

-    Là công tác kiểm tra, đánh giá độ an toàn của công trình thông qua hồ sơ thiết kế

-    Thời gian thực hiện: Trước khi triển khai công tác thi công xây dựng

Vậy kiểm định công trình, giám sát công trình và thẩm tra công trình là ba hoạt động quan trọng, có sự khác biệt trong quá trình xây dựng công trình:

Thẩm tra công trình là bước kiểm tra và đánh giá an toàn thông qua hồ sơ thiết kế trước khi công trình được thi công. Trong khi đó, giám sát công trình là quá trình kiểm tra liên tục, song song với tiến trình thi công. Cuối cùng, kiểm định công trình tập trung vào đánh giá khả năng chịu lực và độ an toàn của công trình sau khi xây dựng hoặc một phần công trình hoàn thành.

2. Các trường hợp nào thì cần kiểm định công trình?

Khi nào cần kiểm định xây dựng

Theo khoản 5, điều 33 Nghị định 06/2021/ND-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng tham khảo theo nguồn tại đây) có liệt kê một số trường hợp cần kiểm định bao gồm:

Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;

Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;

Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình gồm:

+ Cải tạo nâng tầng hoặc thay đổi công năng sử dụng

+ Khi lắp đặt thêm các thiết bị trên sàn/ tấm Pin NLMT trên mái.

+ Đánh giá an toàn và cải tạo khi xảy ra hỏa hoạn, gió bão, sạt lỡ và sự cố khác.

Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Quy trình thực hiện kiểm định một công trình xây dựng gồm những bước cơ bản nào?

Theo phụ lục A - TCVN 9381-2012 về hướng dẫn đáng giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà (tham khảo theo nguồn tại đây) quy định Trình tự và nội dung khảo sát kỹ thuật nhà gồm các bước cơ bản sau:

3.	Quy trình thực hiện kiểm định một công trình xây dựng

Trình tự và nội dung khảo sát kỹ thuật

 

4. Làm thế nào để đánh giá và chọn lựa nhà thầu kiểm định chất lượng?

A. Đảm bảo tính pháp lý:

Tổ chức, cá nhân tham gia kiểm định công trình cần đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng (tham khảo theo nguồn tại đây).

Xem chi tiết:Năng lực công ty kiểm định

B. Đảm bảo tính khách quan, trung thực:

Khi làm việc với các đơn vị kiểm định chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, có uy tín và đã được nhiều khách hàng công nhận trên thị trường, sẽ đem lại cho bạn kết quả kiểm định nhanh chóng, trung thực và khách quan nhất.

Việc sở hữu phòng thí nghiệm xây dựng LAS là một yếu tố rất quan trọng cho một đơn vị kiểm định chuyên nghiệp, đảm bảo việc kiểm soát kết quả thí nghiệm vật liệu, tính kinh tế và thời gian thực hiện.

Những điều cần biết khi chọn nhà thầu kiểm định

5. Kiểm định công trình có yêu cầu phải là đơn vị nhà nước không?

Theo Điều 97 Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP Quy định về Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định chất lượng công trình và vật liệu xây dựng (tham khảo theo nguồn tại đây):

Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng theo hạng phù hợp;

Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình cùng hạng hoặc 2 công trình có hạng thấp hơn 1 bậc.

Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;

Và theo Điều 75 Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP Quy định về Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định chất lượng công trình và vật liệu xây dựng (tham khảo theo nguồn tại đây) thì cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, phải đáp ứng các điều kiện: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng theo hạng phù hợp hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình theo hạng phù hợp hoặc 02 công trình hạng thấp hơn 1 bậc.

Tham khảo: Năng lực kiểm định của ICCI

Như vậy thì các quy định về điều kiện năng lực cho một đơn vị tham gia kiểm định là rất rõ ràng về cả tổ chức, phòng thí nghiệm và cá nhân chủ trì tham gia. Vì vậy nếu một đơn vị kiểm định đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì có thể thực hiện công tác kiểm định, không bắt buộc phải là cơ quan nhà nước.

6. Công trình lần đầu được đưa vào sử dụng thì sau bao lâu cần kiểm định?

Theo khoản 3 điều 17 thông tư 2021/TT-BXD của Bộ xây dựng (tham khảo theo nguồn tại đây) quy định thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình:

Thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;

Đối với lần đánh giá tiếp theo, việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo tần suất 05 năm/lần.

7. Công trình đã đưa vào sử dụng bao lâu thì cần kiểm định?

Đối với công trình đã đưa vào sử dụng, thì theo điều 5.5.3 TCVN 9343:2012 về Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - hướng dẫn công tác bảo trì (tham khảo theo nguồn tại đây), Chu kỳ kiểm định kết cấu được quy định như sau:

Công trình đặc biệt quan trọng từ 2 đến 3 năm;

Công trình thường xuyên có rất đông người làm việc hoặc qua lại từ 3 đến 5 năm;

Công trình công nghiệp và dân dụng khác từ 5 đến 10 năm;

Công trình thường xuyên chịu ăn mòn khí hậu biển và ăn mòn hóa chất từ 1 đến 2 năm

Công trình bao nhiêu lâu thì kiểm định xây dựng

Như vậy, tùy vào đặc điểm và chức năng sử dụng công trình mà chọn thời điểm kiểm định phù hợp, đảm bảo an toàn sử dụng.

8. Thời gian kiểm định một công trình mất bao lâu?

Tùy vào mục đích, nội dung và khối lượng công việc thực hiện, công tác kiểm định thường mất từ 5 ngày đến 15 ngày làm việc (bao gồm thời gian khảo sát tại hiện trường và công tác nội nghiệp: Tổng hợp số liệu, tính toán, đánh giá và lập báo cáo tại văn phòng).

Một số trường hợp đặc biệt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài hơn (để theo dõi sự phát triển của các vết nứt, chuyển vị công trình…).

Tham khảo: Đề cương kiểm định công trình của ICCI

9. Báo cáo kiểm định cung cấp thông tin gì và có giá trị pháp lý ra sao?

Báo cáo kiểm định trả lời câu hỏi: Kết cấu công trình hiện trạng hoặc sau khi cải tạo, sữa chữa, nâng cấp, lắp thêm thiết bị… có đảm bảo khả năng chịu lực hay không. Nếu không đảm bảo thì phương án gia cố, hướng xử lý là như thế nào.

Pháp lý của báo cáo kiểm định: Báo cáo kiểm định là hồ sơ tiên quyết để các cơ quan nhà nước thẩm định, phê duyệt, cấp phép, nghiệm thu… quá trình sử dụng, cải tạo, nâng cấp… cho công trình.

Tham khảo: Báo cáo kiểm định công trình của ICCI

10. Có cần kiểm định sau khi sửa chữa hoặc cải tạo không?

Công trình sau khi sửa chữa, cải tạo cần tiến hành kiểm định trong các trường hợp sau:

+ Chưa thực hiện công tác kiểm định trước đó (đánh giá khả năng chịu lực, đảm bảo an toàn khi cải tạo, sửa chữa)

+ Đã thực hiện kiểm định trước đó nhưng thi công sửa chữa, cải tạo không đúng với thiết kế được duyệt ban đầu.

11. Những rủi ro nào có thể xảy ra nếu không thực hiện kiểm định?

Những rủi ro có thể xảy kha khi không kiểm định xây dựngĐối với các trường hợp cần tiến hành kiểm định đánh giá kết cấu công trình (đã nêu ở trên) mà Chủ đầu tư không tiến hành thực hiện thì có thể xảy ra một số rủi ro sau:

+ Công trình quá tải, chuyển vị làm mất khả năng sử dụng hoặc đổ sập công trình.

+ Giảm tuổi thọ công trình đáng kể so với thiết kế ban đầu.

+ Không được cơ quan nhà nước thẩm duyệt, cấp phép và nghiệm thu công trình.

+ Không nhận được các đơn hàng từ khách hàng (trường hợp có yêu cầu của khách hàng trước khi đặt hàng sản xuất/ audit

+ Làm tăng chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình.

12. Cần làm gì khi kết quả kiểm định không đạt yêu cầu?

Khi kết quả kiểm định không đạt, Chủ đầu tư cần:

+ Tiến hành gia cố để đảm bảo an toàn theo các hướng, kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm định.

+ Tạm dừng hoặc thay đổi công năng, mục đích sử dụng công trình theo hướng có lợi, đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho công trình.Cần làm gì khi báo cáo kết quả kiểm định không đạt

Trong bài viết này, ICCI đã trả lời các câu hỏi thường gặp trong kiểm định xây dựng một cách ngắn gọn và dễ hiểu với mong muốn bạn đọc dù là người trong ngành xây dựng hay ngoài ngành xây dựng vẫn tích lũy được các kiến thức bổ ích. Với hơn 16 năm kinh nghiệm và thực chiến từ nhiều dự án quan trọng và đặt biệt trên toàn quốc, Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để góp phần vào đảm bảo an toàn và hiệu quả của các công trình xây dựng

Liên hệ với ICCI qua Hotline tư vấn miễn phí toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định xây dựng, kiểm định công trình hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI cam kết đem lại chất lượng cao, an toàn, hiệu quả cho công trình cũng như giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng. Hãy liên hệ với ICCI ngay và nhận báo giá ưu đãi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.

Người viết: KSXD. Đoàn Quang Tân

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây Dựng Quốc Tế