Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Về mặt pháp lý, hồ sơ hợp đồng kiểm định xây dựng phải bao gồm các tài liệu gì? Yêu cầu của hợp đồng kiểm định xây dựng cần thiết phải bao gồm những nội dung gì?

16/10/2023

Về mặt pháp lý, hồ sơ hợp đồng kiểm định xây dựng phải bao gồm các tài liệu gì? Yêu cầu của hợp đồng kiểm định xây dựng cần thiết phải bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Hồ sơ hợp đồng kiểm định xây dựng bao gồm các tài liệu về hợp đồng kiểm định xây dựng, các tài liệu kèm theo và tài liệu bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc còn gọi là tài liệu kèm theo Hợp đồng.Các tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng kiểm định xây dựng.

Tùy theo quy mô, tính chất công việc của hợp đồng, tài liệu kèm theo của hợp đồng có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các tài liệu sau:

1) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu (nếu có);

2) Điều kiện chung và điều kiện riêng của hợp đồng (nếu có);

3) Các đề xuất của nhà thầu và đề cương kiểm định xây dựng công trình…;

4)Các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu;

5)Các bản vẽ thiết kế  phục vụ công việc (nếu có);

6) Các sửa đổi bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán Hợp đồng;

7) Giấy tờ bảo đảm thực hiện Hợp đồng (nếu có);

8) Các tài liệu liên quan khác nếu có.

Hợp đồng kiểm định xây dựng

Tham khảo thêm: Nội dung hợp đồng kiểm định xây dựng

Dựa theo quy mô, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, từng gói thầu, từng công việc và từng loại hợp đồng kiểm định xây dựng mà có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần những nội dung cơ bản sau:

1) Thông tin về hợp đồng và các bên tham gia ký kết hợp đồng;

2) Các định nghĩa và diễn giải;

3) Luật và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng;

4) Loại tiền thanh toán;

5) Nội dung khối lượng công việc;

6) Giá hợp đồng kiểm định xây dựng;

7) Điều chỉnh giá hợp đồng kiểm định xây dựng;

8) Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc kiểm định xây dựng;

9) Bảo đảm thực hiện hợp đồng kiểm định xây dựng;

10) Quyền và nghĩa vụ chung của bên nhận thầu;

11) Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu;

12) Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có);

13) Quản lý chất lượng và yêu cầu kỹ thuật;

14) Nghiệm thu các công việc, bộ phận, hạng mục, công trình hoàn thành;

15) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

16) An toàn lao động và phòng chống cháy nổ;

17) Điện nước và an ninh công trường (nếu có);

18) Trách nhiệm đối với những sai sót;

19) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng do bên giao thầu hoặc bên nhà thầu;

20) Rủi ro và trách nhiệm;

21) Bất khả kháng;

22) Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng;

23) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

24) Thanh quyết toán hợp đồng;

25)Thanh lý hợp đồng kiểm định xây dựng.

 

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế