Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Hướng dẫn bảo trì nhà xưởng phần kiến trúc

27/11/2024

Bảo trì nhà xưởng bộ phận kiến trúc giúp tối ưu công năng sử dụng. Phần kiến trúc là phần bao ngoài kết cấu. Ngoài việc đem lại mỹ quan thì còn có tác dụng ngăn chặn môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực. Khi phần kiến trúc hư hỏng có thể làm đẩy nhanh quá trình hư hỏng kết cấu. Hậu quả làm giảm tuổi thọ, thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng.

1. Tại sao việc bảo trì nhà xưởng lại quan trọng?

- Bảo trì nhà xưởng đúng cách giúp tuổi thọ nhà xưởng kéo dài. Để nhà xưởng đạt đạt chất lượng ban đầu và lâu dài. Bên cạnh việc thi công đúng quy trình thì cần bảo trì bảo dưỡng nhà xưởng kiểm tra, lau chùi, bảo quản đúng quy cách.

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ. Mà còn ngăn chặn hư hỏng nghiêm trọng như gỉ sét, nứt, lún. Từ đó, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục giúp sử dụng tối ưu cơ sở vật chất, thời gian, tiền bạc.

2. Nội dung bảo trì nhà xưởng phần kiến trúc

nội dung bảo trì nhà xưởng bộ phận kiến trúc

Hình 1: Một số nội dung bảo trì nhà xưởng bộ phận kiến trúc

 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI BẢO TRÌ NHÀ XƯỞNG

TT

Nội dung

Mục đích

01

Ngoài kiểm tra định kỳ nhà xưởng, chủ xưởng kiểm tra theo dõi bất thường để phát hiện, xử lý và hạn chế sự cố

Kiểm soát chất lượng và an toàn công trình, con người, tài sản

02

Truyền thông nội bộ trách nhiệm nhân viên, công nhân khi phát hiện hư hỏng phải báo ngay bộ phận bảo trì

Thực hiện kiểm tra 360 độ để theo dõi sâu sát

03

Trong vòng tối đa 5 năm, kiểm tra định kỳ nhà xưởng toàn bộ các bộ phận để kịp thời phát hiện hư hỏng mà kiểm tra thông thường không thể biết.

Kiểm tra chuyên sâu bộ phận kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC

04

Kiểm tra 2 lần trước mà sau mùa mua phần mái nhà, sê nô, ống thoát nước

Dự đoán sớm nguy cơ rủi ro

05

Bảo trì, sửa chữa định kỳ 3 năm phần sơn nước

Dự đoán sớm nguy cơ rủi ro

06

Khoảng 10 năm thì sửa chữa mái và bộ phận chen chắn mái

Dự đoán sớm nguy cơ rủi ro

 

2.1 Bả, sơn, quét vôi

- Bề mặt bả sơn bên ngoài dễ co ngót và rạn nứt nên cần sơn chống kiềm, nấm mốc, chịu nhiệt.

- Thường xuyên lau chùi, giữ khô, thoáng.

- Quy trình bảo trì:

+ Cạo bỏ phần bả sơn trầy xước.

+ Lau lớp bụi bề mặt, cọ rửa.

+ Làm sạch rêu mốc, tẩy sạch vết bẩn.

+ Bả, sơn, quét vôi lại theo yêu cầu kỹ thuật TCVN 5674-1992, hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành.

Chú ý:

- Lưu giữ mã hiệu, màu sơn, yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ hoàn công. Để đồng nhất màu sắc.

Mã hiệu, màu sơn lưu trữ lâu dài để đồng nhất

Hình 2: Bảng màu, mã hiệu sơn lưu trữ lâu dài

2.2 Sơn dầu, sơn chống gỉ sét

- Kiểm tra kết cấu thép đều phải sơn chống gỉ, sơn dầu bảo vệ.

- Tránh làm lộ bề mặt vật liệu thép ra ngoài môi trường.

- Hạn chế oxy hóa làm gỉ sét, hư hỏng, mất khả năng chịu lực. Đặc biệt là vì kèo, xà gồ, litô, lan can cầu thang bằng thép.

- Khi phát hiện bong tróc, cần tiến hành sơn lại theo quy trình.

Chú ý:

- Nếu phát hiện bong rộp, có vết nứt. Cần kiểm tra nguyên nhân và kịp thời sửa chữa.

- Việc loại bỏ những nguyên nhân gây ra hư hỏng là yếu tố cần thiết đảm bảo an toàn và bền vững.

2.3 Trần thạch cao, trần Prima

+ Hàng năm vào đầu mùa mưa, kiểm tra hệ thống thoát nước thấm dột lên trần.

+ Không để nước tiếp xúc.

+ Lau chùi sạch sẽ bằng vải mềm.

+ Kiểm chỗ giáp nối giữa các tấm trần, giữa trần và tường.

+ Kiểm tra toàn bộ trần để tìm nguyên nhân.

+ Khắc phục vết răn nứt bằng bột và vật liệu mối nối chuyên dụng thi công đúng yêu cầu kỹ thuật.

Trần thạch cao văn phòng thuộc nhà xưởng

Hình 3: Trần thạch cao văn phòng thuộc nhà xưởng

2.4 Cửa sắt kính, nhôm kính, khung nhôm vách kính, cửa gỗ, tay vịn gỗ

+ Lau chùi thường xuyên bằng vải mềm.

+ Kiểm tra sơn chống gỉ và sơn bảo vệ khung sắt.

+ Khung sắt hình có lổ rỗng cần bịt kín lổ rỗng. Đặc biệt là tay vịn ban công, lan can.

+ Kiểm tra kỹ nẹp cố định vào khung bằng vít của khung kính.

+ Kiểm tra các joint cách nước nằm kín khít vào khe, bơm lại keo chắn nước.

+ Kiểm tra bản lề liên kết ô cửa bật trên khung vách kính, chốt, nẹp liên kết, gioăng cao su, keo silicon.

Chú ý

+ Hàng năm kiểm tra số lượng các vít, mối liên kết.

+ Kiểm tra 6 tháng nhất là trước mùa mưa, gió bão.

+ Định kỳ 5 năm, tháo dỡ khung vách lau chùi, thay thế chốt vít, gioăng cao su và keo silicon.

2.5 Trát tường, dầm

+ Kiểm tra bề mặt trát rạn nứt chân chim thường. Nguyên nhân do co ngót và chịu nhiệt độ môi trường.

+ Trường hợp bề mặt rạn nứt lớn. Do mối liên kết giữa tường gạch và bê tông, cấu kiện lún không đều.

+ Đối với các vết nứt này, thường xuất hiện ở thời gian đầu đưa công trình vào sử dụng. Do đó, kết hợp với theo dõi lún của móng ở bài viết hướng dẫn bảo trì nhà xưởng phần kết cấu, đến khi nào nền móng lún ổn định sẽ tiến hành sửa chữa, trát lại theo yêu cầu kỹ thuật trát.

Tường có dấu hiệu nứt

Hình 4: Tường có dấu hiệu nứt

2.6 Láng nền sàn

+ Kiểm tra thoát nước, tránh bụi bẩn, ẩm ướt.

+  Vệ sinh sạch sẽ, chèn khe nứt và láng lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tham khảo TCVN 9377-2012, hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành.

Chú ý

+ Hàng năm trước mùa mưa, kiểm tra bề mặt láng các cấu kiện nhất là ở chỗ khuất và trên cao.

2.7 Lát nền gạch, ốp gạch, đá các loại

+  Lau chùi sạch sẽ đường joint do thường lõm xuống, dễ đọng nước, bụi.

+ Hạn chế hỏng bề mặt, mất thẩm mỹ do trầy xước.

+ Tránh để mặt lát tiếp xúc với hoá chất.

+ Kiểm tra nền gạch nứt, lún, vỡ, hư hỏng.

+ Kiểm tra bong rộp: Dùng búa gỗ gõ nhẹ theo phương vuông góc lên bề mặt viên gạch, đá ốp.

Chú ý

+ Công tác ốp gạch, đá, đặc biệt là cấu kiện ở trên cao cần kiểm tra định kỳ 6 tháng.

Nền gạch bong vỡ hư hỏng

Hình 5: Nền gạch bong vỡ hư hỏng

3. Lưu trữ hồ sơ bảo trì

- Kiểm tra bảo trì nhà xưởng đều ghi chép đầy đủ bằng biên bản, sổ nhật ký, bản vẽ giữ lâu dài.

- Chủ nhà xưởng có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ cùng với đợt kiểm tra trước đây. Bao gồm:

+ Kiểm tra khảo sát.

+ Phân tích đánh giá.

+ Thuyết minh giải pháp gia cường hoặc sửa chữa.

+ Nhật ký thi công, bản vẽ, biên bản kiểm tra.

Theo ICCI, bảo trì nhà xưởng là một quá trình liên tục và lâu dài. Chúng ta cần phân bổ đều vào các phần bảo trì kiến trúc, kết cấu, điện nước và PCCC mà không xem nhẹ bộ phận nào. Vì mỗi bộ phận đều có tầm quan trọng và vai trò riêng.

Bằng việc thực hiện đúng quy trình bảo trì, chúng ta không chỉ kéo dài tuổi thọ công trình mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức. Hãy xem việc bảo trì nhà xưởng là một bước nhận diện rủi ro trong hoạt động vận hành nhà xưởng. Giúp doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

 

Người viết: KSXD Đào Đình Tưởng

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế