Hướng dẫn bảo trì nhà xưởng phần kết cấu
ICCI sẽ tập trung hướng dẫn thực hiện bảo trì nhà xưởng bộ phận kết cấu. Chủ yếu về tải trọng và tác động, khả năng chịu lực và khả năng sử dụng bình thường của kết cấu từ khi xây dựng và trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
Công tác vận hành, và bảo trì nhà xưởng là quan trọng và cần thiết. Cơ quan quản lý có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Đơn vị sử dụng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn vận hành, kỹ thuật sử dụng, bảo trì được lập. Áp dụng liên tục cho đến hết niên hạn sử dụng.
1. Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
2. Mục đích bảo trì: duy trì đặc trưng kiến trúc, công năng, đảm bảo vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình sử dụng.
3. Nội dung bảo trì nhà xưởng gồm một, một số hoặc toàn bộ công việc và đảm an toàn không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô nhà xưởng sau:
- Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng;
- Bảo dưỡng và sửa chữa;
- Bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị để việc khai thác sử dụng đảm bảo an toàn.
Hình 1. Infographic các nội dung bảo trì nhà xưởng
4. Quy trình bảo trì nhà xưởng
- Kiểm tra
- Phân tích cơ chế xuống cấp
- Đánh giá mức độ và tốc độ xuống cấp
- Giải pháp sửa chữa
- Sửa chữa
Hình 2: Infographic quy trình bảo trì nhà xưởng
5. Bảo trì nhà xưởng trình phần kết cấu khi sử dụng cần phải:
- Thường xuyên kiểm tra.
- Vận hành theo từng chức năng cụ thể.
- Đảm bảo phòng ngừa sự cố.
6. Việc vận hành và bảo trì bộ phận kết cấu chủ yếu cấu kiện sau:
Hình 3: Inforgraphic bảo trì bộ phận kết cấu nhà xưởng
6.1 Kết cấu nền
- Sử dụng đúng công năng thiết kế.
- Chú ý tải trọng tác động lên nền trong và ngoài nhà không quá tải trọng thiết kế.
- Nền bê tông nhựa chặt bị lún. Cần phải bù lún để tránh đọng nước cục bộ, hư hỏng bề mặt nền.
- Nền bê tông cốt thép bị lún, đọng nước. Cần tạo dốc, thoát nước, tránh nấm mốc, mất thẩm mỹ.
6.2. Kết cấu móng
- Kiểm tra, quan trắc lún xác định độ lún tuyệt đối và tốc độ phát triển độ lún nhà xưởng theo thời gian.
- Đánh giá được tình trạng lún của nhà xưởng.
- Xác định được biến dạng của kết cấu.
Hình 4: Vị trị gắn mốc đo lún
6.3 Kết cấu cột, dầm, sàn bê tông cốt thép
- Kiểm tra suốt thời gian sử dụng: theo dõi bất thường như vết nứt, bị võng, bị nghiêng, bị ăn mòn, bị tác động thiên tai như gió bão, lốc xoáy, hỏa hoạn.
- Xử lý khi dấu hiện bất thường:
+ Cần nhanh chóng giảm tải công trình.
+ Bảo vệ và hạn chế khai thác khu vực đó trước khi có các biện pháp.
+ Báo với cơ quan có chức năng kiểm tra và xử lý.
+ Đối với cấu kiện dầm, sàn, cầu thang, chịu tải trọng lớn, dầm trực giao, ô bản lớn, cần tiến hành kiểm tra thu thập số liệu về độ võng, vết nứt, để có biện pháp bảo trì thích hợp theo TCVN 9343-2012, hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành.
- Đối với kết cấu cột, dầm, sàn, cầu thang:
+ Kiểm tra các cột có tải trọng lớn.
+ Momen uốn lớn, cột vượt nhịp, cột đầu hồi nhà, cột góc nhà.
+ Tiến hành dỡ bỏ các lớp bao che để kiểm tra các vết nứt, bề rộng khe nứt đầu và chân cột, nút khung, độ lệch tim trục so với thiết kế, sự bong tróc lớp bê tông bảo vệ, gỉ cốt thép (nếu có).
- Đối với kết cấu sê nô:
+ Cấu kiện tiếp xúc và chứa nước trong thời gian dài nên dễ bị rêu mốc, thấm nước, đặc biệt mùa mưa.
+ Thời gian kiểm tra định kỳ các cấu kiện này 1 năm/1 lần vào thời điểm trong mùa mưa.
+ Khi kiểm tra, cần có biện pháp phát hiện cấu kiện bị rêu mốc, bị thấm nước.
+ Tiến hành làm sạch và chống rêu mốc, chống thấm theo đúng quy trình theo TCVN5718-1993, hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành.
6.4 Kết cấu khung thép (dầm thép định hình, dầm thép tổ hợp hàn, xà gồ, cầu phong, li tô bằng thép, khung bao cửa và khung bảo vệ bằng thép).
- Kiểm tra xuống cấp cấu kiện thép
- Kiểm tra tuổi thọ lớp sơn
+ Quy trình sơn khi lớp sơn hết tuổi thọ
- Cạo bỏ lớp sơn cũ,
- Làm sạch bề mặt thép,
- Lau chùi bụi bám dính, lau khô bề mặt, làm sạch vết dầu mỡ,
- Nghiệm thu và tiến hành sơn lót, sau đó sơn phủ 2 lớp để chống gỉ theo TCVN 8790-2010, hoặc tiêu chuẩn hiện hành.
- Kiểm tra hư hỏng khác
+ Mối nối hàn bị bong.
+ Đường hàn có vết nứt.
+ Cấu kiện bị võng, bị cong vênh, biến dạng.
7. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
- Ghi chép lại đầy đủ, cẩn thận các công việc kiểm tra.
- Đơn vị quản lý sử dụng phải lưu giữ lâu dài hồ sơ này cùng hồ sơ hoàn công công trình.
Hình 5: Infograhic 05 bước kiểm tra vận hành bảo trì nhà xưởng
9. Lưu ý vận hành sử dụng nhà xưởng:
- Không để các tải trọng bên ngoài lớn hơn tải trọng thiết kế hoạt động quá gần nhà xưởng.
- Chỉ đổi công năng, mục đích sử dụng khi không làm tăng tải trọng so với thiết kế ban đầu.
- Hạn chế đào hầm, hố có khoảng cách nhỏ hơn 3m cạnh móng công trình làm sạc lở đất bên dưới móng.
- Báo với cơ quan quản lý chất lượng công trình xây dựng và đơn vị chuyên môn để kiểm tra, xử lý.
- Trong vòng 03 -05 năm, cần tiến hành kiểm tra định kỳ. Đánh giá toàn bộ khả năng chịu lực công trình.
- Trong mọi trường hợp, sau khi kiểm tra và thực hiện gia cường, khả năng làm việc của kết cấu móng gia cường phải cao hơn thiết kế ban đầu.
Tham khảo thêm Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Vậy, việc bảo trì nhà xưởng là quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình vận hành và sử dụng. Lý do cần bảo trì nhà xưởng là giúp đảm bảo an toàn, bền vững, tuân theo quy định Pháp Luật tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, bảo trì giúp xác định được tuổi thọ nhà xưởng từ có kế hoạch đầu tư và sự dụng hiệu quả, không lãng phí. Không những vậy mà còn xây dựng phương pháp sửa chữa, quy trình sữa chữa kịp thời và tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho doanh nghiệp.