Hoạt động kiểm định chất lượng bê tông công trình xây dựng
Kiểm định xác định chất lượng bê tông là công tác quan trọng phục vụ công tác tính toán khả năng chịu lực của kết cấu công trình, đánh giá độ an toàn của công trình, làm cơ sở để có các phương án sửa chữa, cải tạo, gia cố trong trường hợp kiểm định xây dựng công trình kết luận kết cấu công trình không đảm bảo khả năng chịu lực nhằm nâng cao tuổi thọ công trình.
Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo nhận được bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc một hỗn hợp hợp lí bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ (cát, cát nghiền…), cốt liệu lớn (đá, sỏi…), nước và phụ gia (dạng bột và lỏng) theo một tỷ lệ nhất định (gọi là cấp phối bê tông) để tạo ra các loại bê tông có đặc tính theo yêu cầu. Thành phần hỗn hợp bê tông phải đảm bảo sao cho sau một thời gian rắn chắc phải đạt được những tính chất cho trước như cường độ, độ chống thấm v.v...
Hỗn hợp nguyên liệu mới nhào trộn gọi là hỗn hợp bê tông hay bê tông tươi: Hỗn hợp bê tông sau khi cứng rắn, chuyển sang trạng thái đá được gọi là bê tông.
- Trong bê tông, cốt liệu đóng vai trò là bộ khung chịu lực. Hồ chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu, chúng là chất bôi trơn, đồng thời lấp đầy khoảng trống và liên kết giữa các hạt cốt liệu. Sau khi cứng rắn, hồ chất kết dính gắn kết các hạt cốt liệu thành một khối tương đối đồng nhất và được gọi là bê tông. Bê tông có cốt thép gọi là bê tông cốt thép.
- Chất lượng bê tông được thể hiện thông qua các thông số cơ bản: cường độ bê tông, độ sụt, cấp độ chống thấm… và một số tính năng riêng biệt khác.
- Trước khi bê tông đóng rắn cầm kiểm tra thông số về độ sụt, độ linh động của hỗn hợp bê tông.
- Sau khi bê tông đóng rắn kiểm tra thông số về cường độ và cấp chống thấm và một vài thông số khác bằng cách thí nghiệm mẫu.
- Công tác kiểm định chất lượng bê tông là công tác xác định các thông số chất lượng của bê tông sau khi đóng rắn
1. Thông số xác định trong quá trình kiểm định chất lượng bê tông: Kiểm định chất lượng bê tông cần xác định thông số cơ bản và thực hiện theo các bước như sau:
1.1. Quan sát, kiểm tra hiện trạng
- Ghi nhận các vị trí thấm ố bê tông (nếu có).
- Trường hợp có xuất hiện vết nứt bê tông thì tiến hành ghi nhận: hướng nứt, chiều dài vết nứt, bề rộng vết nứt ngoài ra có thể kiểm tra chiều sâu vết nứt trong một số trường hợp có yêu cầu (tham khảo TCVN 9381:2012 về hướng dẫn đáng giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà xem chi tiết theo nguồn tại đây.)
- Ghi nhận các vị trí bong, bể bê tông ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
- Dựa theo hiện trạng ghi nhận tại hiện trường để tiến hành đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục thích hợp.
Hình ảnh kiểm tra vết nứt bê tông
1.2. Kiểm tra cường độ bê tông
- Kiểm tra cường độ bê tông trong quá trình kiểm định sử dụng các phương pháp như sau:
Stt |
Phương pháp thử |
Tiêu chuẩn áp dụng |
Thiết bị sử dụng Tham khảo thiết bị ICCI tại đây |
Độ chính xác |
A. Phương pháp không phá hủy |
||||
1 |
Xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy |
TCVN 9334:2012 Tham khảo nguồn |
Súng bật nẩy Matest |
±25% |
2 |
Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy |
TCVN 9335:2012 Tham khảo nguồn |
Máy siêu âm bê tông Tico hoặc UK1401 và súng bật nẩy Matest |
- |
3 |
Xác định cường độ nén bằng phương pháp đo vận tốc xung siêu âm |
TCVN 9335:2012 Tham khảo nguồn |
Máy siêu âm bê tông Tico hoặc UK1401 |
±20% |
B. Phương pháp khoan lấy mẫu |
||||
4 |
Xác định cường độ nén bằng phương pháp khoan lấy mẫu |
TCXDVN 239:2006 Tham khảo nguồn |
Máy khoan rút lõi và máy nén bê tông |
|
n: số mẫu khoan rút lõi |
Hình ảnh kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp khoan lấy mẫu
Hình ảnh kiểm tra cường độ bê tông bằng súng bật nẩy
- Trong số các phương pháp trên thì phương pháp xác định cường độ bê tông bằng phương pháp khoan lấy mẫu có độ chính xác cao nhất. tuy nhiên phương pháp này có để lại khuyết tật trên cấu kiện, Vì vậy, tùy theo điều kiện thực tế và mục đích kiểm định để lựa chọn phương pháp thí nghiệm thích hợp.
1.3. Kiểm tra một số thông số đặc biệt
- Ngoài thông số đánh giá về cường độ bê tông thì có thể kiểm tra một số thông số đặc biệt khác khi có yêu cầu riêng (chủ yếu liên quan đến vấn đề ăn mòn cốt thép trong bê tông):
+ Xác định hàm lượng sunfat trong bê tông theo TCVN 9336:2012 về bê tông nặng - phương pháp xác định hàm lượng sunfat (tham khảo chi tiết theo nguồn tại đây).
+ Xác định hàm lượng clo trong bê tông theo TCVN 9337:2012 về Bê tông nặng – Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng (tham khảo chi tiết theo nguồn tại đây).
+ Xác định độ PH trong bê tông theo TCVN 9339:2012 bê tông và vữa xây dựng - phương pháp xác định ph bằng máy đo pH (tham khảo chi tiết theo nguồn tại đây).
2. Phương Pháp Thí Nghiệm Kiểm Tra Chất Lượng Của Vật Liệu, Kết Cấu Xây Dựng Trong Kiểm Định Chất Lượng Công Trình Xây Dựng: