Báo cáo khảo sát địa chất tại xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Báo cáo khảo sát địa chất phục vụ: công tác thiết kế bản vẽ thi công hoặc tham khảo địa chất trong quá trình kiểm định chất lượng kết cấu công trình xây dựng phục vụ công tác đánh giá an toàn kết cấu công trình trong khu vực lân cận cho phép thuộc xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Nội dung công việc thực hiện gồm:
1. Khảo sát hiện trường
1.1 Công tác khoan: khoan 3 lỗ
1.2 Lấy mẫu
1.3 Thiết bị khoan
1.4 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
2. Thí nghiệm trong phòng
2.1 Thành phần hạt
2.2 Độ ẩm
2.3 Dung trọng tự nhiên
2.4 Tỷ trọng
2.5 Giới hạn Atterberg
2.6 Nén nhanh
2.7 Cắt trực tiếp
3. Lập báo cáo
3.1 Điều kiện địa chất công trình
- Căn cứ vào kết quả khảo sát hiện trường và kết quả trong phòng địa tầng tại công trình có thể chia làm các lớp đất chính sau:
+ Lớp 1a: Đất san lấp.
+ Lớp 1: Sét pha nhẹ, màu xám trắng, trạng thái dẻo mềm. Chỉ tiêu của lớp đất thể hiện theo hình dưới đây.
+ Lớp 2: Cát pha đôi chỗ lẫn sỏi sạn TA, màu xám trắng. Chỉ tiêu của lớp đất thể hiện theo hình dưới đây.
+ Lớp 3: Sét, màu nâu vàng - nâu - xám vàng - xám trắng, trạng thái cứng.Chỉ tiêu của lớp đất thể hiện theo hình dưới đây.
3.2 Địa chất thủy văn
- Mực nước ổn định được xác định tại các vị trí hố khoan sau khi khoan xong và để ổn định, nó phụ thuộc theo mùa. Tại thời điểm khảo sát thì mực nước ổn định và cách mặt đất hiện hữu từ 3.1 m đến 3.3 m.
3.3 Kết luận và kiến nghị
- Địa chất công trình nhà xưởng tại xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh được khảo sát từ trên mặt đất xuống độ sâu 25m gồm các lớp đất theo tứ tự từ trên xuống là lớp 1a, lớp 1, lớp 2, lớp 3.
- Móng công trình nên sử dụng là móng cọc, dùng cọc bê tông cốt thép cắm vào lớp 2 hoặc lớp 3 ở độ sâu 9. 0m trở xuống. Tuy nhiên, tùy vào quy mô và tải trọng công trình mà ta lựa chọn loại móng và độ sâu đặt móng phù hợp để đảm bảo độ ổn định công trình.
Bài viết được mục đích chia sẻ thông tin hữu ích. Bài viết này không phục vụ mục đích kinh doanh.