Các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD - Phần 3
Sau đây là một số quan điểm của Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế và team cộng sự MEPF technical Lê Minh Văn cùng Nguyễn Trần Ghi Na về các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Phần 3. Ngăn chặn cháy lan, cấp nước chữa cháy, chữa cháy và cứu nạn và phụ lục
Ngăn chặn cháy lan
Sửa đổi, bổ sung đoạn thứ nhất điểm 4.5
Thay cụm từ “vách ngăn cháy loại 1 và (hoặc) sàn ngăn cháy loại 3” bằng cụm từ: “bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tối thiểu EI 45 đối với nhà có bậc chịu lửa I đến III; tối thiểu EI 15 đối với nhà có bậc chịu lửa IV; hoặc giải pháp ngăn cháy tương đương khác”.
Bổ sung các đoạn văn sau vào trước CHÚ THÍCH điểm 4.5
Sửa đổi, bổ sung điểm 4.23
− Bổ sung vào cuối đoạn thứ nhất như sau:
“Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với cửa giếng thang máy mở ra hành lang bên.”.
− Bổ sung vào sau cụm từ “vách ngăn cháy loại 1” của đoạn thứ hai: “(hoặc màn ngăn cháy với giới hạn chịu lửa tương đương, hoặc màn drencher như quy định tại H.2.12.7)”.
Sửa đổi điểm 4.27
Sửa đổi điểm 4.31: Thay cụm từ “TCVN 3890” bằng cụm từ “tài liệu chuẩn”.
Sửa đổi, bổ sung điểm 4.32.2
“4.32.2 Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.32.1 nếu nhà được trang bị chữa cháy tự động.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm 4.33.3
Bổ sung cụm từ “như quy định tại đoạn c) điểm 4.33.1” vào cuối điểm 4.33.3.
Sửa đổi điểm 4.33.4
“4.33.4 Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.33 đối với nhà từ ba tầng trở xuống hoặc có chiều cao PCCC dưới 15 m, ga ra để xe nổi dạng hở, hoặc nhà được trang bị chữa cháy tự động.”.
Sửa đổi điểm 4.34
Thay chữ “và” sau cụm từ “(quy định tại điểm E.1 và điểm E.2 trong Phụ lục E)” bằng chữ “hoặc”.
Sửa đổi đoạn d) điểm 4.35
“d) Diện tích tầng trong phạm vi khoang cháy có sảnh thông tầng được xác định theo Phụ lục H.”.
So sánh sửa đổi QCVN 06: 2022 Phần 3
các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Phần 3. Ngăn chặn cháy lan, cấp nước chữa cháy, chữa cháy và cứu nạn và phụ lục - tải file tại đây
Cấp nước chữa cháy
Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1.1.1 như sau:
“5.1.1.1 Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và các khu có đặc điểm tương tự.
Đối với các nhà khi nằm trong phạm vi phục vụ của các nguồn cấp nước chữa cháy ngoài nhà (bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo và các nguồn nước tương tự khác) thì không yêu cầu bắt buộc phải trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà.
CHÚ THÍCH: Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà có thể tham khảo TCVN 3890:2023.
Sửa đổi điểm 5.1.1.3 như sau:
Bãi bỏ cụm từ “được trang bị phương tiện”.
Sửa đổi điểm 5.1.1.4 như sau:
− Thay cụm từ “(nằm trên mặt đất)” bằng cụm từ “(đo ở vị trí cao độ bằng với mặt đất)”.
− Thay cụm từ “10 m” trong câu thứ nhất và câu thứ ba bằng cụm từ “10 m cột nước”.
− Thay cụm từ “60 m” bằng cụm từ “60 m cột nước”.
Bãi bỏ CHÚ THÍCH 3 Bảng 7
Sửa đổi, bổ sung Bảng 10
Bổ sung gạch đầu dòng thứ năm điểm 5.1.3.3 như sau:
− Đối với các nhà có yêu cầu về lưu lượng cho cấp nước chữa cháy ngoài nhà quy định tại các bảng 8, 9, 10 đến 15 L/s (cho nhà nhóm F1, F2, F3, F4) và đến 20 L/s (cho nhà nhóm F5) thì thời gian chữa cháy của chúng lấy là 1 giờ.
Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1.3.4 như sau:
“5.1.3.4 Thời gian lớn nhất để phục hồi nước dự trữ chữa cháy không lớn hơn:
24 giờ − đối với khu dân cư trên 5 000 người hoặc cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C;
36 giờ − đối với cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ D và E;
72 giờ − đối với các khu dân cư đến 5 000 người hoặc cơ sở nông nghiệp.
Sửa đổi điểm 5.1.4.2 như sau:
Bổ sung cụm từ “cho mỗi nhà” trước cụm từ “đến 12” và chữ “họng” sau cụm từ “đến 12”.
Sửa đổi điểm 5.1.4.7 như sau:
Thay cụm từ “200 m” bằng cụm từ “hơn 400 m”.
Sửa đổi điểm 5.1.5.4 như sau:
Thay cụm từ “bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m × 12 m” bằng cụm từ “bãi lấy nước”.
Sửa đổi điểm 5.1.5.6 như sau:
Thay cụm từ “riêng lẻ” ở đoạn thứ nhất bằng cụm từ “độc lập”.
Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai của điểm 5.1.5.7 như sau:
Bãi bỏ cụm từ “ngoài khu dân cư”.
Sửa đổi điểm 5.1.5.9 như sau:
“5.1.5.9 Bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo phải đặt tại vị trí bảo đảm bán kính phục vụ:
− Khi có máy bơm của xe chữa cháy − là 400 m;
− Khi có máy bơm di động − đến 300 m trong phạm vi hoạt động kỹ thuật của máy bơm;
− Để tăng bán kính phục vụ, cho phép lắp đặt các đường ống cụt có chiều dài không quá 200 m từ bồn, bể và hồ nhân tạo đến các bể trung gian (hố thu nước) bảo đảm theo quy định tại 5.1.5.8.”.
Sửa đổi điểm 5.1.5.10 như sau:
Thay cụm từ “từ 3 m3 đến 5 m3” bằng cụm từ “không nhỏ hơn 3 m3”.
Sửa đổi điểm 5.2.1 như sau:
Bổ sung vào đoạn thứ tư, trước cụm từ “Trường hợp sử dụng các họng nước lưu lượng thấp”:
“Căn cứ vào công năng của đối tượng bảo vệ có thể lựa chọn các phương án trang bị hệ thống họng nước chữa cháy theo quy định tại 5.2.18.”.
Sửa đổi Bảng 11 như sau:
Thay cụm từ “nhà dưỡng” ở gạch đầu dòng cuối cùng của 2) bằng cụm từ “nhà dưỡng lão”.
Sửa đổi điểm 5.2.6 như sau:
Thay cụm từ “0,90 MPa” ở đoạn thứ hai bằng cụm từ “0,6 MPa” và cụm từ “0,4 MPa” ở đoạn thứ tư bằng cụm từ “0,45 MPa”.
Bổ sung CHÚ THÍCH 3 vào điểm 5.2.11 như sau:
“CHÚ THÍCH 3: Cho phép tăng bán kính phục vụ của các họng nước chữa cháy bằng việc kết nối các vòi chữa cháy với tổng chiều dài đến 40 m. Khi đó các vòi phải treo ở dạng xếp trên giá đỡ và được kết nối sẵn với họng nước và lăng phun.”.
Sửa đổi điểm 5.3.1 như sau:
Tại đoạn thứ nhất: Thay cụm từ “công suất tương đương với” bằng cụm từ “có thông số về lưu lượng, áp lực cấp nước không nhỏ hơn”.
Chữa cháy và cứu nạn
Bổ sung vào điểm 6.2.2.1 như sau:
Bổ sung cụm từ “, hoặc có phương án chữa cháy phù hợp từ ngoài nhà” vào sau cụm từ “60 m”.
Bổ sung vào điểm 6.2.2.3 như sau:
− Bổ sung CHÚ THÍCH cho đoạn b):
“CHÚ THÍCH: Nếu các lỗ thông tầng được bảo vệ chống cháy lan thì diện tích sàn cho phép tiếp cận được tính bằng diện tích một sàn lớn nhất trong số các sàn được nối thông tầng cộng với diện tích các lỗ thông tầng trong phạm vi được bảo vệ.”.
− Bổ sung vào sau cụm từ “phương tiện chữa cháy” của đoạn c): “ (chỉ yêu cầu có đường cho xe chữa cháy tiếp cận như 6.2.2.1 hoặc có phương án chữa cháy phù hợp khác đối với nhà F5 hạng A, B có tổng diện tích sàn đến 300 m2, nhà F5 hạng C, D, E có diện tích và chiều cao không vượt quá giới hạn cho phép lấy theo nhà có bậc chịu lửa V theo Phụ lục H).”.
− Bổ sung vào sau cụm từ “trên 28 m.” như sau: “Không quy định khoảng cách này khi không có yêu cầu cứu nạn từ trên cao và lực lượng chữa cháy có phương án khác để tiếp cận chữa cháy.”.
− Bãi bỏ CHÚ THÍCH 2.
Bổ sung CHÚ THÍCH vào cuối điểm 6.3.5 như sau:
“CHÚ THÍCH: Không quy định về cách bố trí các lối vào từ trên cao khi có phương án phù hợp khác để lực lượng chữa cháy tiếp cận.”.
Sửa đổi điểm 6.4 như sau:
“6.4 Thiết kế bãi quay xe phải phù hợp với phương tiện chữa cháy ở địa phương.”.
Sửa đổi điểm 6.12 như sau:
− Thay số “100” bằng số “75”.
− Bổ sung vào cuối điểm 6.12: “Trường hợp không thể đảm bảo yêu cầu này thì tại mỗi tầng cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy cho tầng đó. Không yêu cầu khe hở vế thang đối với thang loại 3.”.
Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba của điểm 6.13 như sau:
“− Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 60 m;”.
Sửa đổi điểm 6.14 như sau:
Bổ sung cụm từ “, nếu được thiết kế để lực lượng chữa cháy tiếp cận qua mái thì” vào sau cụm từ “lớn hơn 7 m”.
Bãi bỏ cụm từ “theo A.4” tại điểm 6.17.1.
Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai điểm 6.17.2 như sau:
“− Có ít nhất một lối ra trực tiếp thông với hành lang chính để thoát nạn hoặc lối ra trực tiếp ra ngoài nhà, hoặc thông trực tiếp với thang thoát nạn;”.
Bãi bỏ điểm 7.4.
Phụ lục A - Quy định bổ sung đối với một số nhóm nhà cụ thể.
Phụ lục C - Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà, công trình và các gian phòng có công năng sản xuất và kho
Phụ lục D - Bảo vệ chống khói
Phụ lục E- Khoảng cách chống cháy
Phụ lục G - Khoảng cách đến các lối ra thoát nạn và chiều rộng lối ra thoát nạn
Phụ lục H - Bậc chịu lửa và các yêu cầu bảo đảm an toàn cháy cho nhà, công trình, khoang cháy
Xem đầy đủ chi tiết bảng so sánh các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD.
- Phần 1 tại đây
- Phần 2 tại đây