Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD - Phần 2

06/11/2023

Sau đây là một số quan điểm của Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế và team cộng sự MEPF technical Lê Minh Văn cùng Nguyễn Trần Ghi Na về các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.  Phần 2. Phân loại kỹ thuật về cháy và đảm bảo an toàn cho người.

Rất mong nhận được sự góp ý của người đọc và các anh em đồng nghiệp để hoàn thiện bài viết hơn cho  phần 1phần 2 cũng như các phần tiếp theo.

Sửa đổi CHÚ THÍCH tại 2.3.2.2

Thay cụm từ “ISO 10294” bằng cụm từ “ISO 21925”.

Sửa đổi CHÚ THÍCH 2, CHÚ THÍCH 6 và bổ sung CHÚ THÍCH 7, CHÚ THÍCH 8 vào Bảng 4 như sau:

“CHÚ THÍCH 2:  Không quy định giới hạn chịu lửa của các tấm lợp (kể cả các tấm lợp có cách nhiệt) nếu chúng được làm từ vật liệu không cháy, hoặc cháy yếu (Ch1) và lan truyền yếu (LT2) (trừ nhà F5 hạng A, B).

Không quy định giới hạn chịu lửa của các xà gồ đỡ tấm lợp (trừ xà gồ của các nhà, khoang cháy, gian phòng nhóm F3.1, F3.2; nhà nhóm F5.1, F5.2 hạng A, B và các nhà, gian phòng, khoang cháy khác thuộc hạng A, B) khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

− Mặt dưới xà gồ nằm cách sàn ngay dưới chúng một khoảng cách tối thiểu 10 m đối với nhà hạng C và 6,1 m đối với các nhà còn lại;

− Xà gồ được làm từ các vật liệu không cháy đối với nhà hạng C hoặc tối thiểu là cháy yếu (Ch1) đối với các nhà còn lại.

− Riêng đối với nhà hạng C phải tuân thủ thêm các điều kiện sau: (1) được trang bị chữa cháy tự động; (2) xà gồ chỉ được mang thêm phụ tải như đường ống chữa cháy, máng điện, dây điện hoặc các phụ tải khác với tổng tải trọng phụ thêm (trừ trọng lượng bản thân xà gồ và tấm lợp) không quá 10 kg/m2, tính trên phần diện tích mái được đỡ bởi xà gồ đang xét.”.

“CHÚ THÍCH 6:  Giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực trong Bảng 4 chỉ áp dụng đối với các mảng tường sử dụng làm đai hoặc dải ngăn cháy theo phương đứng hoặc phương ngang quy định tại 4.32 và 4.33.”.

“CHÚ THÍCH 7:  Trường hợp áp dụng mô phỏng cháy căn cứ trên các điều kiện cụ thể về tải trọng cháy trong gian phòng, phần nhà hoặc toàn nhà, cho phép xác định giới hạn chịu lửa của các bộ phận, cấu kiện quy định trong Bảng 4 dựa trên nhiệt độ từ mô phỏng cháy. Các thông số của tải trọng cháy (khối lượng, phân bố, nhiệt lượng cháy thấp, tốc độ lan truyền lửa, mô hình lan truyền lửa và các thông số tương tự) được xác định căn cứ trên hồ sơ thiết kế và tài liệu chuẩn được áp dụng.”.

“CHÚ THÍCH 8:  Không quy định giới hạn chịu lửa của bản thang và chiếu thang trong buồng thang bộ được bảo vệ bởi các tường trong có giới hạn chịu lửa đáp ứng yêu cầu của Bảng 4 tương ứng với bậc chịu lửa của nhà. Khi đó các bản thang và chiếu thang, cũng như vật liệu hoàn thiện bên trong buồng thang (nếu có) phải là vật liệu không cháy hoặc đảm bảo Ch1, BC1.”.

So sánh sửa đổi QCVN 06: 2022 Phần 2

Xem đầy đủ chi tiết bảng so sánh các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD - Phần 2 tại đây

Sửa đổi điểm 2.5.3.3

Bổ sung câu văn sau vào sau cụm từ “sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy.”: “Trường hợp kết cấu giàn, dầm, xà gồ của kết cấu mái của nhà không có tầng áp mái không tham gia vào sự bảo đảm độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy thì giới hạn chịu lửa yêu cầu của các kết cấu này được xác định theo cột 6 Bảng 4.”.

Sửa đổi điểm 3.1.7

3.1.7  Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi thiết kế theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, hoặc theo luận chứng kỹ thuật theo 1.1.10.

Đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng khám bệnh không có điều trị nội trú (khi đó không áp dụng 3.1.6 đối với bệnh viện), các công năng văn phòng, phụ trợ khác từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên. 

Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng.”.

Bổ sung vào cuối đoạn a) điểm 3.2.2 

“Đối với nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4 có chiều cao PCCC dưới 28 m, trường hợp không thể bố trí được lối đi riêng ra bên ngoài mà phải đi qua sảnh chung thì lối vào buồng thang bộ chung từ các tầng hầm phải đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1, và phải có vách ngăn cháy loại 1 ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ;”.

Sửa đổi điểm 3.2.3 

3.2.3  Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa cuốn hoặc cửa quay.

Được sử dụng cửa trượt hoặc cửa xếp trên lối ra thoát nạn (trừ các trường hợp: cửa này có yêu cầu  về giới hạn chịu lửa, hoặc có yêu cầu về việc cửa phải tự đóng kín sau khi mở, hoặc trong các nhà nhóm F1.3, cơ sở mầm non, trường tiểu học và tương đương), khi đó không áp dụng quy định về chiều mở cửa tại 3.2.10, và phải có biển thông báo/ghi chú về loại cửa và chiều mở của cửa.”.

Sửa đổi đoạn b) điểm 3.2.5

“b) Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người;”.

Sửa đổi đoạn a) và đoạn d) của điểm 3.2.6.2

Sửa đổi điểm 3.2.8

Sửa đổi câu cuối cùng của đoạn thứ hai như sau: “ Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh xa nhất của chúng và phải lớn hơn hoặc bằng 7 m. Trường hợp khoảng cách này nhỏ hơn 7 m thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng (xem Hình I.4 a), b), c)).”.

− Ở đoạn thứ ba bổ sung cụm từ “, phần nhà hoặc tầng nhà ” vào sau cụm từ “gian phòng”.

− Bổ sung cụm từ “hoặc hành lang bên” vào sau cụm từ “bằng một hành lang trong”.

Sửa đổi câu thứ hai đoạn thứ tư điểm 3.2.9

“Cửa hai cánh nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được lắp cơ cấu tự đóng sao cho các cánh được đóng lần lượt.”.

Sửa đổi đoạn cuối điểm 3.2.9

“Các cửa trên đường thoát nạn nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được lắp cơ cấu tự đóng.”.

Bãi bỏ câu thứ hai đoạn thứ nhất điểm 3.2.11

“Khoảng cách thoát nạn giới hạn cho phép (Phụ lục G) trên mỗi tầng được đo dọc theo tâm đường thoát nạn, bắt đầu từ tâm cửa các gian phòng hoặc từ chỗ xa nhất có thể có người trong phòng (tùy thuộc vào việc có ngăn cháy giữa gian phòng và đường thoát nạn hay không) đến tâm của lối ra thoát nạn gần nhất của mỗi tầng (ví dụ: cửa ra ngoài nhà, cửa vào buồng thang bộ hoặc cửa ra cầu thang bộ loại 3, mép bậc đầu tiên của cầu thang bộ loại 2 trên tầng đó nếu thang loại 2 là thang thoát nạn, cửa vào khoang cháy lân cận, hoặc đến lối ra thoát nạn khác). Khoảng cách này phải được hạn chế tùy thuộc vào:”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.3.1 như sau:

Thay cụm từ “TCVN 3890” bằng cụm từ “tài liệu chuẩn”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.3.5 như sau:

− Bãi bỏ câu thứ ba của đoạn thứ hai.

− Bổ sung vào sau đoạn thứ hai như sau:

“Riêng nhà có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ D, E có thể bao che hành lang bằng tường kính hoặc bộ phận bao che từ vật liệu không cháy. Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của tường ngăn và các ô cửa giữa các gian phòng và hành lang bên (trừ các gian phòng nhóm F5 hạng A, B, C hoặc bếp). 

Đối với các tầng nhà có hành lang, gian phòng không được bao che bằng các bộ phận ngăn cháy theo quy định tại điểm 3.3.5 hoặc không tuân thủ yêu cầu tại 3.3.4 thì khoảng cách giới hạn cho phép của đường thoát nạn (Phụ lục G) phải tính từ điểm xa nhất có thể có người của gian phòng trên tầng nhà đó. Riêng các nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải đảm bảo việc ngăn cách hành lang, gian phòng trên đường thoát nạn bằng các bộ phận ngăn cháy như quy định ở trên. Các nhà nhóm F1.3 phải tuân thủ quy định tại 4.5.”.

− Bổ sung đoạn văn sau vào sau cụm từ “vách ngăn cháy loại 2” của đoạn thứ ba: “(hoặc bằng các vách ngăn khói, màn ngăn khói, có mép dưới cách sàn hành lang tối đa 2,5 m)”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.4.1 

− Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất như sau: “− 1,2 m – đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng; 1 m – đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng;”.

− Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba như sau: “− 0,7 m – đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m và tổng số người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người (trường hợp này chấp nhận bản thang có thể nhỏ hơn chiều rộng cửa thoát nạn của thang);”.

− Bổ sung vào cuối điểm 3.4.1 đoạn văn sau: “Trong trường hợp không thể đảm bảo được các kích thước trên, có thể sử dụng tài liệu chuẩn để tính toán thoát nạn cho người và xác định kích thước cần thiết của bản thang, lối thoát nạn, đường thoát nạn căn cứ trên điều kiện cụ thể của công trình.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.4.4 như sau:

− Thay cụm từ “F4” trong đoạn thứ nhất bằng cụm từ: “F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5”.

− Bổ sung vào cuối điểm 3.4.4 đoạn văn sau: “Trong các nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5 với chiều cao PCCC không quá 15 m và số người tối đa trên mỗi tầng không quá 15 người, tại mỗi chiếu nghỉ hoặc góc xoay bản thang không quá 90o cho phép bố trí tối đa 2 bậc thang chéo.

Đối với nhà nhóm F1.4, không áp dụng quy định tại 3.3.7”.

Bổ sung vào cuối điểm 3.4.5, trước cụm từ “phòng công năng nào”: “, trừ các phòng vệ sinh và phòng kỹ thuật nước”.

Sửa đổi đoạn a) và đoạn b) của điểm 3.4.8 như sau:

− Bổ sung cụm từ sau vào đoạn a) điểm 3.4.8, sau chữ “L2” đầu tiên: “và phần cầu thang tại tầng hầm, tầng bán hầm”.

− Sửa đổi, bổ sung vào đoạn b) của điểm 3.4.8 như sau: Bãi bỏ cụm từ “là buồng thang bộ không nhiễm khói và”; và bổ sung đoạn văn vào cuối đoạn b) điểm 3.4.8 như sau: “Nếu là buồng thang bộ thông thường thì phải bố trí các lỗ thoát khói trên tum thang với tổng diện tích tối thiểu bằng 10 % diện tích phủ bì (tính cả tường bao che) của sàn buồng thang (không yêu cầu bố trí lỗ thoát khói nếu nhà có tối thiểu hai thang thoát nạn hoặc một thang thoát nạn nhưng có các lối thoát nạn khẩn cấp khác như quy định tại 3.2.6.2).”.

Bổ sung vào cuối điểm 3.4.11 như sau:

“Được sử dụng thang bộ loại 3 làm thang thoát nạn trong các nhà có chiều cao PCCC từ trên 28 m đến 50 m với điều kiện phần thang bộ loại 3 từ trên 28 m phải được bảo vệ chống rơi ngã trên toàn bộ chiều cao các mặt thang hở ra ngoài trời.”.

Sửa đổi điểm 3.4.13 như sau:

− Bãi bỏ đoạn thứ hai điểm 3.4.13.

− Thay cụm từ “tại 2.5.1c)” trong CHÚ THÍCH bằng cụm từ “tại 2.4.3.3”.

− Bãi bỏ đoạn a).

Bổ sung cụm từ vào cuối điểm 3.4.14 như sau: “theo yêu cầu của Phụ lục D”.

Sửa đổi điểm 3.5.10 như sau:

3.5.10  Cho phép áp dụng các yêu cầu về an toàn cháy đối với vật liệu hoàn thiện, trang trí, vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn và các tiêu chí thử nghiệm tương ứng theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng để thay thế cho các yêu cầu từ 3.5.1 đến 3.5.9 và Phụ lục B.

Trường hợp gian phòng chung có trang bị chữa cháy tự động (trừ các gian phòng có diện tích lớn hơn 20 m2 dành cho điều trị nội trú, cơ sở dưỡng lão, chăm sóc người khuyết tật) thì không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy của vật liệu. Các trường hợp khác khi có chữa cháy tự động thì được phép giảm một cấp so với quy định trong Phụ lục B.

Không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy đối với các vật liệu hoàn thiện, trang trí, ốp lát, phủ sàn ở mặt ngoài cùng của tường, trần, sàn, khi các vật liệu này có chiều dày không quá 1 mm và được đặt trên vật liệu nền là vật liệu không cháy, hoặc trong trường hợp cơ quan cảnh sát PCCC&CNCH có thẩm quyền xác định nguy cơ cháy lan và sinh khói thấp hoặc không có.

Không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy đối với các loại vật liệu hoàn thiện, trang trí, ốp lát ở mặt ngoài cùng của tường hoặc trần khi:

1. Tổng diện tích các vật liệu này chiếm không quá 20 % diện tích tường hoặc trần mà chúng được gắn vào (đối với cao su, nhựa và các vật liệu trùng hợp tương tự – không quá 10 %); và

2. các bộ phận vật liệu này được phân bố tương đối rời rạc.

Trường hợp các gian phòng chung không đáp ứng được các yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy của vật liệu thì các gian phòng đó phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được lắp đặt báo cháy tự động; và

- Các kết cấu bao che của chúng phải là bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tối thiểu là:

- EI (hoặc EIW) 45 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và/hoặc chiều cao PCCC từ 28 m trở lên;

- EI (hoặc EIW) 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và chiều cao PCCC dưới 28 m; − EI (hoặc EIW) 15 đối với nhà có bậc chịu lửa IV

Xem đầy đủ chi tiết bảng so sánh các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD.

- Phần 1 tại đây

- Phần 2 tại đây