Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD - Phần 1

01/11/2023

Sau đây là một số quan điểm của Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế và team cộng sự MEPF technical Lê Minh Văn cùng team nội dung cộng sự Nguyễn Trần Ghi Na về các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.  Phần 1 - Quy định chung.

Rất mong nhận được sự góp ý của người đọc và các anh em đồng nghiệp để hoàn thiện bài viết hơn cho những phần sau.

Sửa đổi, bổ sung điểm 1.1.2 như sau:

Sửa đổi đoạn thứ nhất, đoạn a) và CHÚ THÍCH của đoạn a) như sau:

“1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các nhà sau:

  1. a) Nhà ở:
  2. Chung cư và nhà ở tập thể có chiều cao PCCC không quá 150 m và không quá 3 tầng hầm;
  3. Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô như sau:

- Cao từ 7 tầng trở lên (hoặc có chiều cao PCCC từ 25 m trở lên);

- Hoặc có khối tích từ 5 000 m3 trở lên;

- Hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm.

Chú thích:  Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp các mục đích sử dụng khác, nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô khác với quy mô đã nêu ở đoạn 2) điểm 1.1.2 thì các yêu cầu an toàn cháy áp dụng tiêu chuẩn về nhà ở riêng lẻ, các tài liệu chuẩn khác để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”.

-  Bổ sung vào cuối điểm 1.1.2 các đoạn văn sau:

“Quy chuẩn này cũng có thể được xem xét áp dụng đối với các nhà không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này nếu các yêu cầu trong quy chuẩn này phù hợp với nhà đó.

Đối với các nhà đứng độc lập (trừ các nhà thuộc nhóm F5 và các nhà đã nêu tại CHÚ THÍCH của đoạn 2) điểm 1.1.2) có chiều cao dưới 7 tầng, chiều cao PCCC dưới 25 m và khối tích dưới 5 000 m3), nếu không thể tuân thủ các quy định của quy chuẩn này thì căn cứ trên công năng cụ thể của nhà cũng có thể áp dụng các tài liệu chuẩn để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”.

Sửa đổi điểm 1.1.4 như sau:

“1.1.4 Quy chuẩn này áp dụng khi xây dựng mới các nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; hoặc chỉ áp dụng đối với các bộ phận, khu vực trực tiếp được cải tạo sửa chữa, trong các trường hợp sau:

1. Cải tạo, sửa chữa thay đổi công năng của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà;

2. Cải tạo, sửa chữa làm thay đổi các giải pháp thoát nạn của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà theo hướng làm giảm số lượng lối thoát nạn hoặc thang thoát nạn;

3. Cải tạo, sửa chữa làm tăng hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà;

4. Cải tạo, sửa chữa tăng quy mô dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà.

Trường hợp nhà, khoang cháy hoặc tầng nhà được cải tạo, sửa chữa không thể đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này thì áp dụng 1.1.10.”.

Sửa đổi điểm 1.1.5 như sau:

- Thay cụm từ “Các phần 2, 3, 4, 5 và 6” bằng cụm từ “Quy chuẩn này”.

- Bổ sung cụm từ “công trình hầm giao thông; tháp đèn biển;” vào sau cụm từ “không lưu;”.

Sửa đổi điểm 1.1.7 như sau:

“1.1.7 Cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại 1.5 của quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.”.

Sửa đổi điểm 1.1.10 như sau:

“1.1.10 Trong một số trường hợp riêng biệt, có thể xem xét bổ sung, thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể bằng các yêu cầu an toàn cháy phù hợp khác theo tài liệu chuẩn hoặc có luận chứng kỹ thuật phù hợp.”.

Bổ sung điểm 1.1.11 như sau:

“1.1.11 Các địa phương được ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định tại các phần 3, 4, 5, 6 và các phụ lục của quy chuẩn này cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy.”.

Bãi bỏ điểm 1.3.

so sánh sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so QCVN 06: 2021 Nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD

Xem đầy đủ  bảng so sánh các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD tại đây

Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ của điểm 1.4 như sau:

- Bổ sung vào cuối điểm 1.4.9 như sau:

“CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp các mặt đường tiếp cận nhà có cao độ khác nhau thì nhà có thể có các chiều cao PCCC khác nhau tùy thuộc vào phương án thiết kế an toàn cháy cụ thể.”.

− Sửa đổi điểm 1.4.11 như sau:

“1.4.11 

Cửa nắp hút khói (cửa trời hoặc cửa chớp)

Bộ phận (mở được khi có cháy) được điều khiển tự động và từ xa hoặc luôn mở sẵn, che các lỗ mở trên các kết cấu bao che bên ngoài của không gian nhà (hoặc gian phòng) mà được bảo vệ bằng hệ thống thông gió hút xả khói theo cơ chế tự nhiên.”.

− Bổ sung điểm 1.4.21a như sau:

Gian phòng có công năng dùng để tổ chức sự kiện (ví dụ: hội họp, hội thảo, trình diễn, thể thao và tương tự), có sự tập trung cùng lúc một nhóm người, trong một khoảng thời gian được ấn định cụ thể. Nhóm người này có đặc điểm chung là không quen thuộc với địa điểm được tập trung (không thường xuyên hoặc không định kỳ có mặt). Các văn phòng, gian phòng sản xuất, các gian phòng khác mà được sử dụng chủ yếu cho người trong nội bộ tòa nhà thì không được coi là các gian phòng chung (ví dụ: phòng họp nội bộ, phòng ăn nội bộ, phòng sinh hoạt chung nội bộ và tương tự).”.

− Sửa đổi tên thuật ngữ tại điểm 1.4.22 từ “Gian phòng có người làm việc thường xuyên” thành “Gian phòng có người làm việc thường xuyên (hoặc thường xuyên có người)”.

− Sửa đổi điểm 1.4.23 như sau:

“1.4.23

Hành lang bên

Hành lang mà ở một phía có thông gió với bên ngoài qua các lỗ mở thông với không khí bên ngoài khi có cháy, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m.”.

− Sửa đổi điểm 1.4.26 như sau:

“1.4.26

Hệ thống hút xả khói 

Hệ thống được điều khiển tự động từ xa hoặc luôn sẵn sàng hoạt động khi có cháy, có tác dụng xả khói và các sản phẩm cháy qua cửa thu khói ra ngoài trời.”.

− Bổ sung các điểm 1.4.32a, 1.4.33a, 1.4.49a  như sau:

“1.4.32a Khối đế

Phần dưới của nhà (có thể bao gồm một số tầng dưới cùng của nhà), thường được thiết kế vươn ra so với kết cấu chịu lực của khối tháp bên trên và thường được sử dụng vào các mục đích thương mại, dịch vụ.”.

“1.4.33a Lối ra ngoài trực tiếp

Cửa hoặc lối đi qua các vùng an toàn trong nhà (cùng tầng với lối ra ngoài trực tiếp) để dẫn ra ngoài nhà (ra khỏi các tường bao che của nhà) đến khu vực thoáng mà con người có thể di tản an toàn.

“4.36a  Luận chứng kỹ thuật  

Một thành phần của hồ sơ thiết kế an toàn cháy (khi phải có luận chứng kỹ thuật theo 1.1.10), trong đó trình bày các giải pháp kỹ thuật để thay thế một số yêu cầu an toàn cháy của quy chuẩn này và cơ sở của các giải pháp kỹ thuật đó, nhằm đáp ứng các nguyên tắc nêu tại 1.5 của quy chuẩn này, mục đích của các yêu cầu an toàn cháy cần thay thế và các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng. 

“1.4.49a Sản thông tầng

Không gian trống nối thông từ hai tầng trở lên trong nhà dân dụng và được bao che ở trên đỉnh không gian này (thường là không gian rộng lớn, sử dụng vì mục đích kiến trúc hoặc tạo không gian thương mại, dịch vụ, kinh doanh, trưng bày và tương tự. Các lỗ mở trên sàn nối thông chỉ vì mục đích làm thang bộ, thang cuốn, giếng thang máy, hoặc các giếng, kênh kỹ thuật không được coi là sảnh thông tầng). Không gian này có thể thông với các phần nhà tại mỗi tầng được nối thông (hành lang, gian phòng và tương tự).”.

- Bổ sung vào cuối CHÚ THÍCH của điểm 1.4.50 như sau: “Đối với nhà nhóm F1 đến F4, tầng lửng không tính vào số tầng nhà của công trình khi được sử dụng làm khu kỹ thuật và có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10 % diện tích sàn ngay bên dưới và không vượt quá 300 m2 (chỉ được 01 tầng lửng không tính vào số tầng nhà).”.

- Sửa đổi điểm 1.4.53 như sau: Bổ sung cụm từ “và hướng dẫn kỹ thuật (guidelines, handbook)” vào sau cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation)”.

- Bổ sung các điểm 1.4.62a, 1.4.68a như sau:

“1.4.68a Vật liệu hoàn thiện, trang trí

Lớp hoàn thiện (có thể kết hợp mục đích trang trí), che phủ và được cố định trên bề mặt ngoài của các kết cấu/bộ phận bao che trong nhà.

Xem đầy đủ chi tiết bảng so sánh các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD - Phần 1 tại đây

Xem Các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD -  Phần 2. Phân loại kỹ thuật về cháy và đảm bảo an toàn cho người. tại đây

Xem Các thay đổi của sửa đổi 1: 2023 QCVN 06:2022 so với QCVN 06:2022 so và QCVN 06: 2021 nội dung góp ý cho QCVN 06:2022/BXD -  Phần 3.  tại đây