Báo cáo khảo sát địa chất khu vực KCN Nam Tân Uyên, Tp Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
1. Mục đích khảo sát địa chất KCN Nam Tân Uyên, Tp Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Khảo sát địa chất tại 12 diểm khoan: khoan mỗi hố sâu 20m ở các vị trí cần nghiên cứu. Qua đó đánh giá khả năng ổn định của các lớp đất dưới móng công trình.
2. Nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình địa chất khu vực KCN Nam Tân Uyên, Tp Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Tiến hành khoan thăm dò địa chất công trình theo đúng quy định, lấy mẫu đất nguyên dạng và mẫu nước ngầm, tiến hành thí nghiệm bằng phương pháp xuyên tiêu chuẩn SPT.
- Thí nghiệm trong phòng và tổng hợp xử lý kết quả thí nghiệm mẫu đất theo quy định kỹ thuật.
- Lập báo cáo khảo sát địa chất, đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cứu và kiến nghị.
Qua tài liệu kiểm tra kết quả đưa ra đánh giá điều kiện địa chất công trình
Điều kiện địa chất công trình một khu vực nói chung, một công trình cụ thể nói riêng được đánh giá tổng quát thông qua các đặc điểm cơ bản của nền đất sau đây:
- Địa hình, địa mạo
- Cấu tạo địa chất
- Địa chất thủy văn
- Tính chất cơ lý của lớp đất
a. Đặc điểm địa hình địa mạo
- Địa hình khảo sát tương đối bằng phẳng, hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau.
Đặc điểm cấu tạo địa chất
- Căn cứ vào kết quả khoan địa chất 12 hố khoan (tới độ sâu 20m) cho thấy cấu tạo địa chất ở đây như sau:
+ Thống Pleixtoxen: Nguồn gốc thành tạo sông biển cổ, thành phần gồm sét, sét dăm sạn, sét pha; cát pha, cát sỏi … Các lớp đất thuận lợi cho xây dựng công trình.
+ Trên cùng là tầng đất nhân tạo độ sâu 0.3-0.5m thành phần sét cát màu xám vàng.
b. Đặc điểm địa chất thủy văn
- Bề mặt địa hình nhìn chung không phị phân cách nhiều theo chiều ngang và đứng nên khả năng thoát nước mặt không mạnh. Mực nước dưới đất ở các khố khoan theo dõi trong tgoiwf gian khảo sát. Nước dưới đất tàng trữ trong tầng đất tuổi Pleixtoxen (lớp 1), độ sâu từ 3.3m đến 3.5m.
- Kết quả phân tích 02 mẫu nước lấy ở hố khoan khảo sát cho thấy, nước không có tính ăn mòn đối với bê tông.
c. Đặc điểm tính chất cơ lý các lớp đất
Chiều sâu thăm dò ở các hố khoan tới 20m trên các mặt cắt địa chất thể hiện 08 lớp:
- Tầng đất nhân tạo
- Tầng đất thiên nhiên gồm lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp TK1, lớp 5, lớp 6. Lớp TK2
3. Kết luận
- Khu vực nghiên cứu, nếu không tính tầng đất nhân tạo thì tầng đất tự nhiên gồm 8 lớp đất.
- Các lớp dất tuổi Pleixtoxen được nến chặt tự nhiên tốt, cường độ chịu lực từ trung bình đến tốt – thuận lợi cho xây dựng công trình.
- Kiến nghị trong trường hợp công trình có tải trọng vừa thì dùng hệ móng cọc đặt vào lớp 2. Đối với công trình có tải trọng lớn, kiến nghị đặt móng vào lớp số 6. Cao độ đặt móng tùy thuộc vào tải trọng kết cấu công trình.
- Các mẫu nước dưới đất lấy trong thời gian khảo sát không thể hiện tính ăn mòn bê tông.
Tham khảo chi tiết Báo cáo khảo sát địa chất khu vực KCN Nam Tân Uyên, Tp Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tại đây
Bài viết được sưu tầm với mục đích chia sẻ thông tin hữu ích. Bài viết này không phục vụ mục đích kinh doanh.