Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Các phương pháp quan trắc nghiêng công trình

11/04/2021

Quan trắc nghiêng công trình là một phần của công việc quan trắc công trình, nó giúp chúng ta thấy rõ hơn về hiện tượng lún lệch, dự đoán sự phát triển độ nghiêng của công trình thông qua kết quả giữa các chu kỳ đo, để từ đó có biện pháp gia cố kịp thời, đảm bảo an toàn cho công trình:

Một số nguyên nhân gây nghiêng công trình:

Trong giai đoạn thi công xây dựng độ nghiêng của công trình xuất hiện do lỗi của người thi công hoặc từ đơn vị thiết kế (chưa tính toán độ lún lệch của công trình), vì vậy nó cần phải được phát hiện kịp thời để bên thi công có biện pháp chỉnh sửa.

Độ nghiêng của công trình trong giai đoạn khai thác sử dụng xuất hiện do nhiều nguyên nhân: Do tải trọng tác động phân bố không đều trên công trình, do tác động của gió hoặc do địa chất công trình thay đổi…

Các phương pháp quan trắc nghiêng công trình:

1. Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp cơ học:

Đây là phương pháp đơn giản nhất mà các nhà thầu, thợ xây dựng thường sử dụng. Đó là sử dụng dây rọi theo 2 phương và đo khoảng cách từ dây dọi đến bề mặt công trình (ở định và ở chân) để xác định độ nghiêng.

Phương pháp này đơn giản nhưng có độ chính xác không cao do dây dọi dễ bị dao động do gió.

Phương pháp này chủ yếu để kiểm tra độ nghiêng của cột hoặc độ nghiêng tường từng tầng.

2. Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp chiếu chỉ đứng sử dụng máy kinh vĩ:

Quan trắc nghiêng công trình bằng máy kinh vĩ và thước

Quan trắc nghiêng công trình bằng máy kinh vĩ và thước

Phương pháp này sừ dụng máy kinh vĩ để kiểm tra độ nghiêng của công trình.

Phương pháp này ngày nay thường ít sử dụng do có sai số lớn khi đo nghiêng tổng thể, sai số này hình thành do sai số ngắm chuẩn và sai số đọc.

3. Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử:

Phương pháp này sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo nghiêng. Ưu điểm của phương pháp này là sai số nhỏ (chủ yếu là do sai số máy và sai số này rất nhỏ, < ± 2 mm khi khoảng cách đo < 1000 m).

Phương pháp này rất thuận tiện cho việc quan trắc độ nghiêng của các nhà cao tầng.

Máy toàn đạc điện tử quan trắc nghiêng công trình

Máy toàn đạc điện tử quan trắc nghiêng công trình

4. Ngoài ra còn có một số phương pháp đo khác áp dụng cho các công trình có tính chất đặc thù như:

Phương pháp đo hướng: Áp dụng cho các công trình có hình trụ tròn hoặc hình côn có bán kính nhỏ.

Phương pháp đo tọa độ bên ngoài công trình: Phương pháp này nên áp dụng cho các công trình có tiết diện là hình tròn có đường kính lớn như silô chứa vật liệu rời, bồn chứa xăng dầu hoặc khí hoá lỏng LPG, ống khói nhà máy ...

Phương pháp chiếu đứng từ tâm công trình: sử dụng cho các công trình có dạng hình tròn hoặc hình côn trong giai đoạn thi công xây dựng có khả năng chiếu trực tiếp từ tâm lên.

Phương pháp chiếu từ bên ngoài công trình: Sử dụng để xác định độ nghiêng của các silô hoặc ống khói trong giai đoạn thi công bằng phương pháp cốp pha trượt nhưng không có khả năng chiếu trực tiếp từ tâm công trình lên.

Như vậy, tùy vào mục đích quan trắc, phạm vi và điều kiện công trình mà chủ đầu tư, nhà thầu thi công có thể lựa chon phương án quan trắc phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho công việc.

Xem thêm: Quan trắc biến dạng công trình là gì?

Hãy liên hệ ngay với ICCI qua Hotline tư vấn toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định nhà xưởng, kiểm định xây dựng công trình, hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI sẽ đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng.

Tham khảo thêm:

Năng lực hoạt động xây dựng của ICCI

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng ICCI

Thiết bị ICCI phục vụ kiểm định chất lượng công trình

Dịch vụ kiểm định kết cấu nhà xưởng 

Kiểm định kết cấu công trình xây dựng 

 

Người viết: KSXD. Nguyễn Đức Trọng

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế