Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình

07/06/2024

Căn cứ khoản 21 Điều 3 Nghị Định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021, Quản lý an toàn trong thi công xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình.

Theo Khoản 5 Điều 25 và theo điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định trước khi khởi công xây dựng:

- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm phải lập pháp thi công và phê duyệt biện pháp thi công.  

- Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra biện pháp thi công.

1. Yêu cầu biện pháp thi công phải thể hiện rõ các biện pháp bảo đảm cho người, máy, thiết bị và công trình.

Trong đó, hồ sơ phải thể hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn:

1.1 Cho người lao động.

1.2 Thiết bị thi công.

1.3 Công trình chính.

1.4 Công  trình tạm.

1.5 Công trình phụ trợ.

1.6 Công trình lân cận.

1.7 Phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Vì vậy, việc lập biện pháp thi công là yêu cầu bắt buộc để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quản lý thi công quá trình thi công theo đúng quy định.

2. Một số lưu ý trong quá trình quản lý an toàn trong thi công

2.1 Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng và rà soát định kỳ và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công trường.

2.2 Các biện pháp đảm bảo anh toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tại nạn.

2.3 Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theo pháp luật về an toàn lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định.

2.4 Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.

2.5 Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn đã được phê duyệt.

2.6 Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trình phải có đủ sức khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật  về lao động.

2.7 Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc đảm ảo an toàn trong quá trình thi công theo quy định.

2.8 Khi có sự cố mất an toàn trong thi công thì giải quyết sự cố  như sau:

- Phân cấp sự cố: Gồm cấp đặc biệt nghiêm trọng, cấp I, cấp II và cấp III.

- Báo cáo sự cố.

- Giải quyết sự cố.

- Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.

- Hồ sơ sự cố.

khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, trách nhiệm của các chủ thể thế nào? Cách giải quyết thế nào là đúng pháp luật?

Xem chi tiết bài viết tại đây