Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Phân biệt các hoạt động thẩm định xây dựng, kiểm định xây dựng, giám định xây dựng và thẩm tra công trình

08/05/2024

Thẩm định xây dựng, kiểm định xây dựng, giám định xây dựng và thẩm tra là những hoạt động quan trọng trong quá trình xây dựng, đảm bảo cho công trình được thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng kỹ thuật, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

Vậy làm thế nào để phân biệt các hoạt động này? Khi nào thì cần thẩm định công trình? Khi nào thì cần kiểm định công trình? Khi nào cần thẩm tra công trình? Khi nào cần giám định công trình? ICCI rất mong bài viết này giúp người đọc hiểu rõ mục đích, vai trò, định nghĩa, ai là người thực hiện, và căn cứ pháp lý như thế nào.

Thẩm định xây dựng, kiểm định xây dựng, giám định xây dựng và thẩm tra công trình

Hoạt động

Mục đích

Tổ chức thực hiện

Phạm vi

thực hiện

Căn cứ pháp lý

Vai trò

Thẩm định xây dựng

Kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp, đúng đắn, khả thi của dự án đầu tư xây dựng.

Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, ơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng; Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Luật 62/2020/QH14), Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, đảm bảo dự án tuân thủ quy định pháp luật.

Kiểm định xây dựng

Đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Chủ đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức có đủ điều kiện năng lực chuyên môn

Các hạng mục công trình xây dựng trong quá trình thi công, nghiệm thu, bảo trì, kiểm tra định kỳ, xảy ra sự cố, khi có yêu cầu, khi hết tuổi thọ thiết kế tiếp tục sử dụng

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Luật 62/2020/QH14), Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Đảm bảo chất lượng công trình đạt yêu cầu kỹ thuật, an toàn, bền vững.

Giám định xây dựng

Kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức có đủ điều kiện năng lực chuyên môn

- Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng

-Công trình xây dựng bị hư hỏng, xuống cấp, xảy ra sự cố

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Luật 62/2020/QH14), Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Giúp chủ đầu tư xác định nguyên nhân hư hỏng, có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn cho công trình, xác định tổn thất.

Thiết kế xây dựng

Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng.

Tổ chức có đủ điều kiện năng lực chuyên môn

Thiết kế một bước; Thiết kế hai bước; Thiết kế ba bước; Thiết kế theo các bước khác (nếu có).

 

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Luật 62/2020/QH14), Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công, dự toán xây dựng đáp ứng yêu cầu sử dụng, đảm kỹ mỹ thuật, đúng quy định pháp luật, tiết kiệm, an toàn

Thẩm tra công trình

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng.

Chủ đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức có đủ điều kiện năng lực chuyên môn

Thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; làm cơ sở cho công tác thẩm định

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Luật 62/2020/QH14), Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Đảm bảo hồ sơ thiết kế bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán xây dựng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn, tiết kiệm.

Hình ảnh minh họa vai trò của thẩm định, thiết kế, thẩm tra, kiểm định, giám định Hình ảnh minh họa vai trò của thẩm định, thiết kế, thẩm tra, kiểm định, giám định

Khái niệm Thẩm định xây dựng là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật này, bao gồm việc thẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư để quyết định đầu tư xây dựng và phê duyệt thiết kế xây dựng; việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư là cơ quan, tổ chức có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án và được người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ thẩm định. Căn cứ Khoản 36 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/20214 và khoản g Điều 1 Luật 62/2020/QH14 ngày 12/06/2020.

Khái niệm Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Căn cứ theo Khoản 9 Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng,

Khái niệm Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Khái niệm Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định. Căn cứ Khoản 37 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/20214.

Khái niệm Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế. Căn cứ Khoản 40, 41, 42, 43 tại Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/20214.

Hình ảnh ICCI kiểm tra thực tế tại hiện trường công trình đang xây dựngHình ảnh ICCI kiểm tra thực tế tại hiện trường công trình đang xây dựng

Vậy tổ chức tham gia thiết kế xây dựng có được thẩm tra thiết kế không? Tổ chức thẩm tra có được thi công xây dựng không? Tổ chức kiểm định xây dựng có được thiết kế không? Tổ chức thiết kế có được thi công không?

Hãy liên hệ hotline ICCI 0903994577 – dungtvkd@icci.vn –icci.vn để được trả lời chi tiết các câu hỏi trên hoặc được tư vấn miễn phí về các hoạt động thẩm định công trình, thiết kế công trình, thẩm tra công trình, kiểm định công trình, giám định công trình. Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI cam kết đem lại chất lượng cao, an toàn, hiệu quả cho công trình cũng như giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng. Chúng tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

 

Người viết: KSXD Lê Văn Nghĩa

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế