Hướng dẫn xác định yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ công trình và bảo trì khi sử dụng
Cải thiện chất lượng và tuổi thọ công trình ngoài việc tập trung vào chất lượng hồ sơ thiết kế, chất lượng thi công, năng lực chuyên môn của nhà thầu. Cần chú trọng thêm vào giai đoạn vận hành, sử dụng và bảo trì công trình. Đảm bảo đánh giá đúng thực trạng công trình thông qua kiểm định định kỳ công trình do các tổ chức kiểm định uy tín thực hiện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình bao gồm tác động từ thời tiết, sinh học, quá tải, hóa lý và yếu tố sử dụng. Việc hiểu rõ các yếu tố này và áp dụng các biện pháp phòng ngừa như chọn vật liệu phù hợp, kiểm tra định kỳ và bảo trì giúp bảo vệ công trình khỏi xuống cấp và kéo dài tuổi thọ. Điều này không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí bảo trì trong dài hạn.
Để kiểm định đánh giá thực trạng chất lượng công trình. Bước đầu tiên phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ suy thoái công trình. Bước thứ hai, chia công trình thành từng phần và toàn công trình đưa ra phương án nâng cấp, cải tạo hoặc tháo dỡ xây dựng mới và các yêu cầu sử dụng khác.
Các nguyên nhân gây ra sự xuống cấp công trình sẽ tác động kết hợp tần suất tác động với nhau. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Theo thời gian, công trình ngày càng xuống cấp.
Ví dụ:
- Khi nhiệt độ tăng 10 độ C thì tăng gấp đôi tốc độ một phản ứng hóa học.
- Độ ẩm là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến tuổi thọ các vật liệu của công trình. Chẳng hạn, quá trình ăn mòn kim loại sẽ xảy ra khi có độ ẩm.
1. Năm yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình
Hình 1: Sơ đồ năm yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình khi vận hành sử dụng
1.1 Tác động yếu tố thời tiết lên công trình:
- Ánh nắng và nhiệt độ cao làm công trình nhanh xuống cấp
- Nước và độ ẩm tác nhân quan trọng khiến công trình bị xuống cấp.
+ Nước, mưa, nước biển, nước ngầm khiến cốt thép dễ gỉ sét, làm giảm tiết diện.
+ Độ ẩm không khí làm tăng nguy cơ ăn mòn kim loại, tạo điều kiện phát triển nấm mốc.
Hình 2: ICCI kiểm tra thực tế công trình khi có dấu hiệu ăn mòn do nước biển
- Các thành phần không khí ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ công trình, đặc biệt là trong quá trình ăn mòn.
+ Oxy.
+ Khí carbonic.
Hình 3: ICCI kiểm tra thực tế cốt thép cột khu đục lớp bê tông bên ngoài
- Chất ô nhiễm không khí
+ Khí độc (NO₂, SO₂).
+ Bụi biển.
+ Hạt (cát, bụi).
- Gió
Biện pháp phòng, giảm thiểu tác động của yếu tố thời tiết:
- Dùng vật liệu chống thấm, cách nhiệt phù hợp.
- Đặc biệt, khu vực biển cần lưu ý sử dụng biện pháp chống ăn mòn công trình.
Xem chi tiết bài viết: Kéo dài tuổi thọ công trình bằng tư duy kiểm định mới tập trung bảo trì lâu dài
1.2 Tác động yếu tố sinh học lên công trình
- Vi khuẩn.
- Sâu bọ, mối, mọt.
- Các động vật khác.
- Cây cối
+ Biện pháp phòng, giảm thiểu tác động các yếu tố sinh học: Cần kiểm soát và quản lý đúng cách:
+ Thường xuyên vệ sinh
+ Xử lý chống mối mọt
+ Kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của mối, mọt
+ Cắt tỉa cây, rễ để tránh rễ cây xâm nhập vào nền móng
+ Đồng thời, giữ sạch hệ thống thoát nước để tránh tắc nghẽn do lá rụng
Hình 4: ICCI kiểm tra thực tế sàn bê tộng chịu ảnh hưởng của độ ẩm, sinh vật gây thấm ố, rêu, mốc và cốt thép bị gỉ sét làm giảm tiết diện nghiêm trọng
1.3 Yếu tố quá tải tác động mạnh mẽ đến chất lượng, an toàn công trình và con người
- Dạng tải lâu dài.
- Dạng tải không lên tục.
Hậu quả tác động của các yếu tố quả tải lên kết cấu: Công trình dễ bị mất ổn định và tăng nguy cơ hư hỏng ở các điểm yếu trong cấu trúc, hoặc nứt gãy, biến dạng, hoặc thậm chí là sập đổ nếu không được phát hiện và xử lý ngay lập tức.
Biện pháp giảm thiểu quá công trình:
- Công trình xây dựng cần chuẩn bị quy trình kỹ lưỡng từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.
- Đảm bảo chất lượng thi công theo hồ sơ thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát chặt chẽ.
- Bảo trì công trình định kỳ trong quá trình sử dụng theo đúng Nghị định số 06/2024/NĐ-CP.
Hình 5: Thực tế khe lún bị tách ra do tường bị nghiêng và trượt
Tham khảo Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 06/2021/NĐ-CP tại đây
1.4 Yếu tố hóa lý tác động lên công trình
- Tính không đồng nhất (không hợp nhất).
- Ô nhiễm của đất.
1.5 Yếu tố sử dụng tác động lên công trình
- Dùng quá lâu hoặc sử dụng thường xuyên.
- Sự lạm dụng của người sử dụng.
Biện pháp giảm thiểu:
- Lập kế hoạch bảo trì định kỳ.
- Kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng.
Xem thêm chi tiết bài viết: Kiểm định định kỳ, hướng dẫn bảo trì công trình xây dựng
2. Hậu quả của các hư hỏng cục bộ và toàn phần lên công trình
Mỗi công trình sẽ có các loại hư hỏng khác nhau. Vì vậy, phân loại hư hỏng để chọn giải pháp xử lý phù hợp.
Mục đích: Hạn chế và loại bỏ các tác hại tái diễn, kéo dài tuổi thọ công trình.
- Sự xuống cấp như rêu, mốc, hoen ố ngoài nhà … gây mất thẩm mỹ, xuống cấp giá trị sử dụng dần nhưng không làm giảm khả năng chịu lực.
- Các bộ phận không phải kết cấu chịu lực chính bị hư hỏng nhanh tưng phần như mưa gió lùa qua khe cửa vào ban công… Hậu quả bị thấm ẩm nghiệm trọng, hỏng cửa, ảnh hưởng đến sức khỏe, không an toàn.
- Bộ phận công trình bị lỏng lẻo nguy cơ gây ra thương tật, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
- Kết cấu sụp đổ đột ngột gây nguy hiểm tính mạng và thiệt hại lớn về tài sản.
Hình 6: Một số dấu hiệu khi hiểm thực tế ICCI thu thập khi khảo sát
Khi cần kiểm định an toàn công trình định kỳ, chủ sở hữu có thể thực hiện.
Bước 1: Chủ sở hữu công trình tự kiểm tra bằng trực quan
Tham khảo bài viết: Một số dấu hiệu nghi ngờ về an toàn chịu lực kết cấu hiện hữu
Bước 2: Liên hệ ngay công ty kiểm định có chuyên môn nếu sau bước tự kiểm tra thấy có bất thường.
Cần làm gì khi kết quả kiểm định không đạt yêu cầu?
Khi kết quả kiểm định không đạt, Chủ đầu tư cần:
+ Tiến hành gia cố để đảm bảo an toàn.
+ Tạm dừng hoặc thay đổi công năng, mục đích theo hướng an toàn và tuổi thọ cho công trình.
Xem chi tiết: Một số câu hỏi thường gặp trong kiểm định xây dựng
Do vậy, nhằm cải thiện chất lượng và tuổi thọ công trình ngoài việc tập trung vào chất lượng hồ sơ thiết kế, chất lượng thi công, năng lực chuyên môn của nhà thầu thiết kế, thẩm tra, thi công, kiểm định, quản lý dự án. Chủ sở hữu còn chú trọng thêm vào giai đoạn vận hành, sử dụng và bảo trì công trình. Đảm bảo đánh giá đúng thực trạng công trình thông qua kiểm định định kỳ công trình do các tổ chức kiểm định uy tín thực hiện.