Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Yêu cầu trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát công trình

11/04/2021

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, đơn vị Tư vấn giám sát xây dựng (TVGS) sẽ là những người thay mặt Chủ đầu tư giám sát mọi vấn đề thi công trên công trường trong suốt quá trình thi công. Và để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao của mình, đảm bảo công trình được thi công đạt chất lượng, an toàn và hoàn thành đúng tiến độ được giao thì người tư vấn giám sát xây dựng cần có những yêu cầu – trách nhiệm – quyền hạn như thế nào đối với công trình xây dựng?

1. Yêu cầu đối với tư vấn giám sát.

- Nắm rõ các văn bản pháp luật, các quy phạm, tiêu chuẩn về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước hoặc của ban ngành có liên quan.

- Có sự am hiểu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy phạm kỹ thuật xây dựng.

- Có sự hiểu biết về các công tác thi công trên công trường.

- Tận tâm, trung thực và không vụ lợi trong quá trình giám sát.

- Làm kỹ sư được đào tạo đầy đủ chuyên ngành và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu là 03 năm trong lĩnh vực được phụ trách; Có đầy đủ năng lực về chuyên môn cũng như đáp ứng được yêu cầu công việc được giao.

- Nắm rõ đầy đủ các nội dung của hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, các điều kiện kỹ thuật được áp dụng cho các hạng mục của công trình do đơn vị Tư vấn thiết kế lập. Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy trình, quy phạm về thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và các ban ngành liên quan.

- Nắm vững được trình tự và biện pháp thi công công trình.

- Quản lý tiến độ và yêu cầu về nhân lực, máy móc thiết bị cần có để thực hiện công việc, yêu cầu trình độ tay nghề của công nhân đáp ứng được công việc mà họ thực hiện.

- Hiểu rõ và thực hiện đúng công tác nghiệm thu công việc trên công trường.

- Nghiệm thu, đánh giá được chất lượng hoàn thành công việc.

- Khi phát hiện các sai sót trong quá trình thi công, cần thông báo cho Chủ đầu tư, ban quản lý dự án (nếu có), báo cho cấp trên hoặc làm việc trực tiếp với cán bộ phụ trách kỹ thuật của nhà thầu hoặc đơn vị thiết kế để khắc phục.

2. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát.

- Rà soát, kiểm tra các điều kiện khởi công của công trình xây dựng, căn cứ theo điều 107 Luật xây dựng 2014, bao gồm:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng bộ phận theo tiến độ xây dựng;

- Có giấy phép xây dựng công trình;

- Có thiết kế bản vẽ thi công của từng hạng mục, được sự phê duyệt của Chủ đầu tư và xác nhận trên bản vẽ;

- Có hợp đồng thi công xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công;

- Được bố trí vốn đầy đủ theo tiến độ xây dựng công trình;

- Có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

- Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công được nhà thầu đưa vào sử dụng tại công trường;

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng;

- Kiểm tra các giấy tờ hồ sơ máy móc, thiết bị, vật tư đảm bảo an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công.

- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp theo yêu cầu của thiết kế. bao gồm:

- Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật tư (CO,CQ), kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm và các kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận;

- Kiểm tra, giám sát quá trình lấy mẫu vật liệu và kiểm tra kết quả thí nghiệm của đơ vị thi công, ví dụ: thí nghiệm dung trọng đất, thí nghiệm kiểm tra cường độ bê tông, cường độ thép, chất lượng mối hàn…

- Tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu vật liệu, cấu kiện được vận chuyển đến công trường, nhằm đánh giá chất lượng vật tư, loại bỏ các vật tư chất lượng kém, không rõ nguồn gốc, không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề ra;

- Kiểm tra sự phù hợp về danh mục, quy cách cũng như chủng loại và tính năng sử dụng của vật liệu, cấu kiện sản phẩm xây dựng;

- Tham gia kiểm định chất lượng và số lượng thiết bị công nghệ;

- Giám sát việc thực hiện các thí nghiệm hoặc kiểm tra sự hợp pháp của các chứng chỉ thí nghiệm;

- Cần đưa ra kiến nghị cho Chủ đầu tư về việc thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình khi có sự nghi ngờ về các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp.

đơn vị tư vấn giám sát công trình ICCI nghiệm thu công trình

Hình ảnh ICCI đơn vị tư vấn giám sát tham gia nghiệm thu công trình

Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

- Kiểm tra, đánh giá biện pháp thi công của nhà thầu thi công trước khi triển khai thi công tại công trường;

- Kiểm tra và giám sát toàn bộ quá trình thi công của nhà thầu xây dựng tại công trường. Yêu cầu phải có nhật ký giám sát hoặc biên bản kiểm tra công việc theo quy định;

- Theo dõi tiến độ thi công, kế hoạch thực hiện công việc của nhà thầu để có sự bố trí, giám sát chất lượng xây dựng kịp thời;

- Phát hiện và ngăn chặc kịp thời các sai phạm trong công tác xây dựng, thiết kế, lập bản vẽ và thi công công trình; các sai phạm kỹ thuật, chất lượng an toàn của đơn vị thi công nhằm tránh những tổn thất không đáng có có thể xảy ra;

- Kiểm tra theo giai đoạn để đánh giá chất lượng bộ phận, khối lượng thi công hạng mục công trình đã hoàn thành để làm cơ sở nghiệm thu bộ phận, hạng mục công trình;

- Các bộ phận sẽ bị che lấp hoặc những bộ phận quan trọng chủ yếu của công trình cần phải được kiểm tra đánh giá chất lượng công tác xây lắp đã hoàn thành, nghiệm thu bộ phận đó trước khi chuyển qua công tác tiếp theo.

- Tham gia giải quyết hoặc giám sát công việc xử lý các sự cố chất lượng công trình (nếu có) tùy theo tính hình, mức độ, yêu cầu cụ thể và quyền hạn trách nhiệm được phân công;

- Tham gia họp giao ban định kỳ, các cuộc họp trao đổi về các vấn đề trong quá trình thi công công trình;

- Tiến hành kiểm tra, xác nhận bản vẽ hoàn công;

- Tham gia nghiệm thu từng giai đoạn, hạng mục cũng như nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định;

- Phát hiện những sai sót, bất hợp lý về thiết kế; kiến nghị, tư vấn thiết kế điều chỉnh;

- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

- Các TVGS có nhiệm vụ báo cáo tình hình, chất lượng bộ phận, hạng mục công trình mình phụ trách theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng 6 tháng, năm cho Ban Quản lý dự án

3. Quyền hạn của Tư vấn giám sát.

- Được phép yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt, các quy trình kỹ thuật và công việc quản lý xây dựng cơ bản. Các ý kiến của TVGS được ghi tỏng nhật ký công trình sẽ được xem như một yêu cầu bắt buộc mà các đơn vị thi công phải xem xét và giải quyết kịp thời, thỏa đáng.

- Không nghiệm thu, xác nhận khối lượng đối với những khối lượng xây lắp được thực hiện không đúng thiết kế mà nhà thầu chưa xử lý thỏa đáng, không đảm bảo chất lượng; Các khối lưọng chưa được kiểm tra, nghiệm thu; các công tác xây lắp đã hoàn thành nhưng được sử dụng các vậy liệu không đảm bảo yêu cầu của thiết kế.

- Yêu cầu ngừng công việc có thời hạn đối với công tác không đảm bảo chất lượng hoặc các nguy cơ đáng ngờ, có thể xảy ra sự cố đột biến đồng thời báo cáo với Chủ đầu tư, ban QLDA cũng như đơn vị thiết kế để có phương án xử lý.

4. Trách nhiệm của Tư vấn giám sát.

- Thực hiện công việc giám sát theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư.

- Không tiến hành nghiệm thu khối lượng khi có nghi ngờ không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế của công trình; Từ chối nghiệm thu khi chất lượng công trình không đạt yêu cầu.

- Thực hiện giám sát các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công trường.

- Phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại khi thực hiện không đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn giám sát theo thiết kế đã được phê duyệt; Các quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn công việc.

- Tư vấn giám sát không được tự ý quyết định thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình xây dựng. Việc thay đổi thiết kế phải được tiến hành theo thủ tục được quy định.

-Đảm bảo các điều kiện thuận lời cho đơn vị thi công thi công đúng tiến độ cũng như phải chịu trách nhiệm với lãnh đạo đơn vị và pháp luật về sự thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan trong quá trình làm việc.

Tham khảo thêm:

Giám sát thi công xây dựng công trình tiêu chí và tầm quan trọng cần có

Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

Yêu cầu trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát công trình

Quy trình tư vấn giám sát xây dựng

Hãy liên hệ ngay với ICCI qua Hotline tư vấn toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI sẽ đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng.

Tham khảo thêm:

Dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng

Năng lực hoạt động của ICCI

 

Người viết: KSXD. Nguyễn Đức Trọng

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế