Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Các phương pháp quan trắc lún phổ biến

11/04/2021

1. Quan trắc lún là gì?

Quan trắc lún là 1 phương pháp dùng để kiểm tra, xác định đọ chuyển bị theo phương thẳng đứng (độ lún) của công trình bằng các thông số liên quan đến độ lún (Có thể trồi hoặc lún). Từ các kết quả đó, có thể so sánh với giới hạn lún đã được tính toán trong thiết kế công trình.

Đưa ra các đánh giá về tính trạng, độ khả thi có thể sử dụng của nền móng công trình.

Xác định giá trị chuyển vị lún trung bình của công trình để đưa ra các đánh giá giá trị trong phạm vi cho phép tương ứng.

Quan trắc lún công trình nhà máy may Vinatex Bạc LiêuQuan trắc lún công trình nhà máy may Vinatex Bạc Liêu

2. Các tiêu chuẩn áp dụng quan trắc lún.

TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”.

TCXD 9364:2012 “Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công”

TCVN 9362:2012 “Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình”

3. Quan trắc lún cần có những gì:.

- Thiết bị đo chuyên dụng: Là những loại máy có độ chính xác cao như: Máy thủy bình điện tử Trimble Dini 03Máy thủy bình tự động Leica NA2, NaK2…và các loại máy có độ chính xác tương đương.

- Mia: Mia được sử dụng là mia invar thườnghoặc mia invar mã vạch (cho máy điện tử).

- Mốc chuẩn quan trắc: Trước khi tiến hành công tác quan trắc lún công trình, chúng ta cần xây dựng lưới các mốc chuẩn. Mốc chuẩn được hiểu là các mốc khống chế cao độ được dùng làm cơ sở để tham chiếu, xác định độ lún của công trình. Khoản cách từ mốc chuẩn đến công trình thường từ 50m đến 100m.

Các mốc chuẩn này bắt buộc phải đảo bảo được sự ổn định trong suốt quá trình quan trắc và cho phép có thể kiểm tra được độ ổn định của các mốc quan trắc gắn trên các kết cấu của công trình. Vì vậy, các mốc chuẩn này phải thỏa được các yêu cầu sau:

+ Số lượng tối thiểu của mốc chuẩn là 3 mốc;

+ Giữ được độ ổn định trong suốt quá trình quan trắc đo lún công trình;

+ Nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của công trình, cách xa nguồn có thể gây ra các chấn động lớn;

+ Cho phép kiểm tra độ ổn định của các mốc khác;

- Mốc đo lún: Là mốc được gắn trực tiếp vào các vị trí đặc trưng của các kết cấu chịu lực trên móng hoặc thân công trình. Dùng để quan trắc độ lún(lún, trồi).

4. Các phương pháp quan trắc lún phổ biến.

Phương pháp đo cao hình học;

Phương pháp đo cao lượng giác;

Phương pháp đo cao thủy tĩnh;

Phương pháp chụp ảnh;

Phương pháp quan trắc lún phổ biến và được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp đo cao hình học. Quy trình kỹ thuật để đo và xác định độ lún theo phương pháp này đã được nêu trong TCVN 9360:2012.

Ngoài các phương pháp đã nêu ở trên, để đo chuyển vị ngang nhà và công trình có thể sử dụng riêng biệt một trong các phương pháp quan trắc lún công trình hoặc kết hợp một số phương pháp sau:

Phương pháp hướng chuẩn;

Phương pháp đo góc – cạnh;

Phương pháp tam giác;

Phương pháp giao hội góc, giao hội cạnh hoắc kết hợp giao hội góc-cạnh;

Phương pháp đường huyền tam giác.

5. Phương pháp quan trắc lún đo cao hình học.

Nội dung của phương pháp này là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn tại các vị trí thích hợp trên hạng mục công trình) theo độ cao giả định của hệ thống mốc chuẩn bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn.

Trong thực tế, đo cao hình học là phương pháp quan trắc lún được sử dụng phổ biến nhất. Các phương pháp khác chỉ được dùng xem như bổ trợ

Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo hình học được phân loại theo 3 cấp là cấp I, cấp II và cấp III. Trong đó :

Cấp I : Đo độ lún của nền móng các nhà và công trình được xây dựng trên nền đất cứng, các công trình quan trọng, các công trình có ý nghĩa đặc biệt.

Cấp II : Đo độ lún của các nhà và công trình được xây dựng trên nền đất có tính biến dạng cao, các công trình được đo lún để xác định nguyên nhân hư hỏng.

Cấp III : Đo độ lún của các nhà và công trình được xây dựng trên nền đất san lấp, đất có tính lún sụt cao, đất có tính bảo hòa nước và trên nền đấy bùn chịu nén kém.

Nguyên lý đo cao hình học

Nguyên lý đo cao hình học

6. Các phương pháp quan trắc lún khác.

Quan trắc lún bằng phương pháp đo cao lượng giác:

Phương pháp đo cao lượng giác dựa trên nguyên lý xác định gián tiếp chênh cao thông qua việc đo góc nghiêng và khoảng cách. Phương pháp này có độ chính xác không cao nên chỉ dùng quan trắc các công trình có độ chính xác thấp và khi những điều kiện không thuận lợi hoặc kém hiệu quả đối với đo cao hình học.

Quan trắc lún bằng phương pháp đo cao thủy tĩnh:

Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh được áp dụng để quan trắc lún của nền các kết cấu xây dựng trong điều kiện rất chật hẹp, không thể quan trắc bằng phương pháp đo cao hình học. Nguyên lý của phương pháp đo cao thủy tĩnh dựa trên định luật thủy lực: “Trong các bình thông nhau, độ cao của bề mặt chất lỏng luôn nằm trên cùng một mặt phẳng, không phụ thuộc vào mật độ chất lỏng và tiết diện của bình”.

Phương pháp này cho độ chính xác cao nhưng phạm vi ứng dụng hạn chế và chỉ dùng khi phương pháp thủy chuẩn hình học không có hiệu quả.

Liên hệ với ICCI qua Hotline tư vấn miễn phí toàn quốc - 0903994577 - dungtvkd@icci.vn - icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định nâng tầng, kiểm định xây dựng,  hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI cam kết đem lại chất lượng cao, đảm an toàn, hiệu quả cho công trình cũng như  giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng. Hãy liên hệ với ICCI ngay và nhận báo giá ưu đãi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.

Tham khảo thêm:

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng ICCI

Kiểm định kết cấu lắp đặt năng lượng mặt trời

Thiết bị ICCI phục vụ kiểm định chất lượng công trình

Xây dựng đề cương kiểm định chất lượng công trình

Trách nhiệm của ICCI khi kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Dịch vụ kiểm định kết cấu nhà xưởng

 

Người viết: KSXD. Nguyễn Đức Trọng

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế