Nội dung tư vấn giám sát trong công tác đo đạc địa hình và trắc địa công trình
I. Tư vấn Giam sát Công tác Đo đạc Địa hình
Đo đạc địa hình là vẽ bản đồ về địa hình của một khu đất, dự kiến làm một dự án xây dựng, theo một tỷ lệ yêu cầu. Do đó, nội dung cơ bản của công tác đo vẽ bản đồ địa hình bao gồm các hạng mục sau:
1) Nội dung cơ bản của công tác đo đạc địa hình:
a) Công tác lập các loại lưới khống chế bao gồm các công việc sau:
– Lập các loại lưới khống chế (từ cấp I đến cấp IV tùy theo yêu cầu) phụ thuộc loại theo loại địa hình (từ loại 1 đến 4) và đơn vị tính là bằng số điểm.
– Có các loại lưới thủy chuẩn phụ thuộc loại địa hình (từ loại 1 đến 4) và đơn vị tính là chiều dài - bằng m hoặc km.
– Xây dựng các mốc chỉ giới.
– Kiểm tra và tính toán bình sai.
b) Công tác đo vẽ bản đồ:
Với kỹ thuật hiện đại, người ta thường sử dụng thiết bị “Toàn đạc điện tử” để tự động vẽ chi tiết bản đồ địa hình. Thiết bị gắn liền với máy in khổ lớn.
c) Máy móc thiết bị phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa hình:
- Máy móc thiết bị phục vụ đo góc: Máy kinh vĩ có nhiều loại, đ−ợc chế tạo ở các nước khác nhau, nổi tiếng là Thụy sĩ và Đức như các máy: Kinh vĩ quang học Opyical Theo. DKM – 2AE (Thụy sĩ) hoặc Theo. 020 (Đức)
- Máy đo chiều cao: bao gồm các loại máy thủy chuẩn nh− Ni. 025 (Đức) đi kèm với mia.
- Máy đo vẽ chi tiết (đan dày) có thể sử dụng loại Kinh vĩ điện tử như “Electric- Theodolite DTM 300”.
- Máy đo dài có thể sử dụng máy kinh vĩ điện tử nh− “Electric-Theodolite DTM 300”
d) Tiêu chuẩn Quy phạm áp dụng:
- “Quy phạm mạng tam giác - Đo đạc thực địa đường truyền” - do Cục đo đạc bản đồ công bố.
- “Quy phạm về công tác thủy chuẩn” do Cục đo đạc bản đồ công bố.
- “Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình, tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 – Phần hiện trường” do Cục đo đạc bản đồ công bố.
- “Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình, tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000 – Phần nội nghiệp” do Cục đo đạc bản đồ công bố.
- “Ký hiệu cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đến 1/5000”, - do Cục đo đạc bản đồ công bố.
2) Nội dung Giám sát - Kiểm tra công tác đo vẽ bản đồ địa hình
Với các nội dung cơ bản của công tác đo vẽ bản đồ địa hình như nêu trên, công tác Tư vấn Giám sát thi công cần thực hiện nội dung sau:
- Kiểm tra thiết bị, tính năng và độ chính xác có đúng theo yêu cầu kỹ thuật và công bố trong phương án và thỏa thuận trong hợp đồng.
- Kiểm tra diện đo vẽ, độ chính xác của mạng khống chế, và các tính toán bình sai.
- Kiểm tra sắc xuất các điểm đo vẽ và chất lượng đo vẽ bản đồ.
- Các yêu cầu kỹ thuật của công tác đo đạc bản đồ địa hình là cần tuân theo các quy phạm hiện hành nêu trên.
II. Tư vấn Giám sát công tác Trắc địa Công trình
Trắc địa công trình là chức năng thứ hai rất quan trọng, nó bao gồm các hạng mục công việc sau:
1) Công tác định vị điểm khoan và thí nghiệm hiện trường
a) Nội dung công việc:
- Xác định mốc chuẩn công trình có số liệu về cao tọa độ. Trường hợp khu đất dự án chưa có mốc chuẩn, cần mua và xây dựng mốc và truyền số liệu từ mốc chuẩn Quốc gia về công trình hoặc lập các mốc giả định tùy yêu cầu.
- Định vị các điểm thăm dò từ bản đố bố trí khảo sát ra thực địa và bàn giao cho bên thi công.
- Sau khi thi công xong cần xác định cao tọa độ tại vị trí khoan thực tế cung cấp cho chủ nhiệm khảo sát. Cần lưu ý, do điều kiện thực địa khó phù hợp với điều kiện thi công nên vị trí thực tế khảo sát có thể không trùng với điểm định vị trong thiết kế.
b) Công tác Tư vấn Giám sát:
- Kiểm tra lại vị trí, chất lượng và số liệu mốc chuẩn (kể cả giả định).
- Kiểm tra chính xác thiết bị của nhà thầu. Kiểm tra sác xuất một số điểm định vị và cao tọa độ một cách độc lập bằng máy riêng.
- Kết hợp cùng nhà thầu chủ động đề xuất hướng gải quyết cho các sự cố kỹ thuật do thực tế hiện truờng.
- Yêu cầu bên nhà thầu định kỳ cung cấp số liệu kết quả và định kỳ lập báo cáo về tiến độ, khối lượng, chất lượng các công việc tiến hành.
Cần lưu ý: Đối với các điểm khoan hoặc thí nghiệm hiện trường trong khảo sát địa chăt chỉ cần xác định cao-tọa độ vị trí thực tế chính xác. Còn vị trí định vị và thực tế khoan có thể dịch chuyển trong phạm vi cho phép, có khi một số mét.
2) Công tác lập hệ trục công trình (bao gồm cả mốc dự án và mốc chỉ giới).
a) Nội dung công việc:
- Lập mạng các mốc chuẩn dự án, kể cả mốc chỉ giới.
- Truyền các số liệu cao-tọa độ chính thức Quốc gia về các mốc chuẩn công trình.
- Lập các mốc của hệ trục công trình (XY hoặc AB). Hệ này do Thiết kế quy định.
- Chuyển đổi các số liệu cao-tọa độ Quốc gia vào các mốc của hệ trục công trình.
b) Công tác Tư vấn Giám sát:
- Kiểm tra vị trí, số lượng, chất lượng mốc và số liệu cao tọa độ chính thức của các mốc chuẩn, mốc chỉ giới, mốc hệ trục công trình. Thường xảy ra trường hợp mốc bị mất, bị phá hỏng không đủ độ chính xác hoặc bị tẩy xóa số liệu.
- Kiểm tra xác xuất độ chính xác một số mốc bằng máy riêng.
- Cùng nhà thầu thi công rà soát lại xem hệ mốc chuẩn công trình đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, chính xác về số liệu gốc làm cơ sở để định vị và kiểm tra các hạng mục và chỉ tiết công trình trong và sau quá trình thi công và lập báo cáo về hệ mốc và trục công trình.
3) Công tác định vị và đo đạc các hạng mục công trình xây dựng.
a) Nội dung công việc:
Định vị và đo đạc các hạng mục công trình xây dựng bao gồm các công việc:
- Xác định vị trí từ bản vẽ ra thực địa cho tất cả các hạng mục và chi tiết có trên mặt bằng tầng trệt và tầng ngầm, hay ở các tầng khác (móng, cọc, cột, tường, các công trình ngầm, đường ống cống, điện, nước v.v...).
- Xác định và định vị cốt cao các tầng, xác định độ thẳng đứng, độ nghiêng, công các cột, tường, mái. Xác định các điểm giao cắt của các hạng mục công trình trong không gian v.v...
- Xác định cao độ, bề dày, kích thước các hạng mục công trình đào và đắp.
b) Công tác Tư vấn Giám sát:
- Yêu cầu cán bộ trắc địa nhà thầu trình bày phương án, quy trình, phương pháp định vị và xác định cao tọa độ các vị trí cần đo đạc.
- Kiểm tra độ chính xác của thiế bị và phương pháp tiến hành xem có phù hợp yêu cầu.
- Kiểm tra xác suất theo định kỳ về vị trí và cốt cao các hạng mục và chi tiết kết cấu cần thiết.
- Chủ động đề xuất hướng giải quyết và kết hợp cùng nhà thầu gải quyết các sự cố kỹ thuật trong phạm vi quyền hạn và quy định kỹ thuật.
- Yêu cầu bên nhà thầu định kỳ cung cấp số liệu kết quả đo đạc theo tiên độ và định kỳ lập báo cáo về công việc, tiến độ và sự cố (nếu có) với Chủ đầu tư
4) Quan trắc chuyển vị công trình (nhà, đắt đắp, nén tĩnh cọc, bàn nén tĩnh).
a) Nội dung công việc:
Quan trắc chuyển vị công trình thường tiến hành theo chu kỳ trong khoảng thời từ vài ngày đến hàng năm. Các đối tượng công trình cần quan trắc chuyển vị chủ yếu đo lún, đo nghiêng cho nhà và công trình, công cộng đang có sự cố hoặc cần quan trắc, đặc biệt là với đất đắp trên nền đất yếu. Với thí nghiệm nén tĩnh cọc hay thí nghiệm bàn nén tải trọng tĩnh đôi khi cũng dùng. Các công việc đo đạc cơ bản cần tiến hành như sau:
- Lập hệ mốc chuẩn cơ sở với vị trí cần lựa chọn là cố định và ổn định và không bị tác động chuyển vị của công trình cần quan trắc. Xác định cao tọa độ các mốc cơ sở (theo hệ Quốc gia hoặc giả định).
- Lập lưới mốc quan trắc được gắn lên các đối tượng và vị trí công trình cần quan trắc chuyển vị. Xác định cao tọa độ các điểm quan trắc theo số liệu các mốc sơ sở.
- Tiến hành quan trắc chuyển vị bằng cách định kỳ đo đạc cao-tọa độ các diểm quan trắc trên cơ sở các mốc chuẩn cơ sở.
- Công tác này được tiến hành theo một đề cương hay phương án chi tiết, đuợc duyệt.
b) Công tác Tư vấn Giám sát :
- Yêu cầu nhà thầu thi công trình bày phương án, quy trình đo ghi, phương tính toán diễn giải kết quả và tiến độ thực hiện công tác quan trắc.
- Kiểm tra vị trí, số liệu và tính ổn định mốc chuẩn cơ sở và lưới các mốc quan trắc lún.
- Kiểm tra độ chính xác thiết bị và sử dụng thiết bị riêng độc lập kiểm tra sác xuất và so sánh kết quả.
- Yêu cầu nhà thầu định kỳ cung cấp báo cáo kết quả công việc và tiến độ, so sánh đôi chiếu với biểu tiến độ theo dõi riêng.
- Định kỳ lập báo cáo công việc và tiến độ cung cấp Chủ đầu tư.
Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ sau: Các tiêu chuẩn giám sát thi công xây dựng công trình quan trọng