Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Báo cáo khảo sát địa chất tại Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp HCM

15/08/2024

Khảo sát địa chất công trình tại số 30/3 và số 30/13 Đường số 9, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh được thực hiện vào tháng 3/2018.

Nhiệm vụ của công tác này là đánh giá được tính hình địa chất nền móng khu vực xây dựng để đề ra biện pháp xử lý móng hợp lý. Hoặc tham khảo địa chất trong quá trình kiểm định chất lượng kết cấu công trình xây dựng phục vụ công tác đánh giá an toàn kết cấu công trình trong khu vực lân cận cho phép tại Phường Hiệp Bình Chánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Bài viết được mục đích chia sẻ thông tin hữu ích. Bài viết này không phục vụ mục đích kinh doanh.

1. Công tác hiện trường

1.1 Công tác xác định vị trí lỗ khoan

1.2 Công tác khoan, lấy mẫu

1.3 Lấy mẫu

2. Thí nghiệm trong phòng 

2.1 Thành phần hạt

2.2 Độ ẩm

2.3 Dung trọng tự nhiên

2.4 Tỷ trọng

2.5 Giới hạn Atterberg

2.6 Nén nhanh

2.7 Cắt trực tiếp

3. Đặc điểm địa chất công trình

3.1 Đặc điểm địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận tiện

3.2 Địa chất thủy văn

- Nước ngầm trong khu vực khảo sát có mối quan hệ thủy lực chặt chữ với nước mặt và chịu tác động của thủy triều. Khu vực này dễ bị ngập nước khi triều cường.

- Tại thời điểm khảo sát chưa phát hiện các dấu hiệu hoạt động địa chất thủy văn gây ảnh hưởng bất lợi đến ổn định công trình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thủy triều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thi công và ổn định lâu dài của công trình.

3 Đặc điểm địa chất công trình

Căn cứ vào kết quả khoan khảo sát địa chất, thí nghiệm hiện trường và kết quả thí nghiệm mẫu đất trong lòng, địa tầng khu vực dự kiến xây dựng công trình được phân chia thành các lớp đất được mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

3.1 Lớp D 

- Lớp đất đắp có thành phần chính là đất san lấp, xà bần.

3.2 Lớp 1

- Lớp Bùn sét (CH), màu xám xanh, lẫn hữu cơ, trạng thái chảy. Lớp này phân bố dưới lớp D, đất có khả năng chịu tải kém.

Chỉ tiêu cơ lý lớp 1Chỉ tiêu cơ lý lớp 1

 

3.3 Lớp 2

- Lớp sét (CL) màu xám xanh, xám vàng, nâu đổ, trạng thái nửa cứng. Lớp này phân bố dưới lớp 1, đất có khả năng chịu tải trung bình đến tương đối tốt.

3.4 Lớp 3

- Lớp Cát pha hạt mịn lẫn bụi, màu xám vàng, nâu đổ, kết cấu chặt vừa. Đất có khả năng chịu tải trung bình đến tương đối tốt.

Chỉ tiêu cơ lý lớp 3Chỉ tiêu cơ lý lớp 3

3.5 Lớp 4

- Lớp sét (CL) màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng - nửa cứng. Đất có khả năng chịu tải trung bình đến tương đối tốt.

3.6 Lớp 5a

- Lớp cát (SM), hạt mịn đến trung, đầu tầng lẫn sỏi sạn, màu xám vàng, kết cấu chặt vừa. Đất có khả năng chịu tải trung bình đến tương đối tốt.

3.7 Lớp 5b

- Lớp cát (SM) hạt mịn đến trung, màu xám xanh, kết cấu rời rạc.

3.8 Lớp 5C

- Lớp cát (SM/GM) hạt mịn đến trung, lẫn sỏi sạn, màu xám trắng, xám vàng, kết cấu chặt vừa đến chặt.

3.9 Lớp 5d

- Lướp sỏi sạn lẫn cát bụi (GM) màu xám vàng, kết cấu chặt vừa.

3.10 Thấu kính TK

- Lớp sét pha (CL), màu xám vàng, xám hồng, trạng thái nửa cứng.

Chỉ tiêu cơ lý lớp TK

4. Kết luận

4.1 Địa hình địa mạo:

- Địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận tiện

4.2 Địa tầng:

- Lớp D là lớp san lấp.

- Lớp 1 là lớp đất yếu, khả năng chịu tải kém.

- Lớp 2 và lớp 4 là các lớp đất dính, khả năng chịu tải tương đối tốt.

- Lớp 3 và 5a là lớp đất rời có khả năng chịu tải trung bình.

- Các lớp 5b, lớp 5c là các lớp đất rời, khả năng chịu tải tương đối tốt.

- Lớp 5d là lớp đất rời khả năng chịu lực tốt.

5. Kiến nghị

- Khu vực có lớp đất yếu với bề dày lớn.

- Các hạng mục công trình có tải trọng trung bình nên lựa chọn giải pháp cọc bê tông cốt thép, mũi cọc nên đặt từ lớp 2 xuống với chiều sâu hợp lý tùy thuộc vào quy mô và tải trọng của các hạng mục công trình.

- Các công trình có tải trọng lớn hơn nên lựa chọn giải pháp móng cọc, độ sâu mũi cọc cần được lựa chọn hợp lý tùy thuộc quy mô và tải trọng các hạng mục công trình.

Tham khảo chi tiết Báo cáo khảo sát địa chất tại đây