Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Mục đích và quy trình công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

11/04/2021

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình là công tác xem xét, đánh giá và đưa ra các phân tích, nhận định một cách trung thực, khách quan và toàn diện về những nội dung có trong dự án xây dựng nhằm mục đích mang lại sự hiệu quả tối ưu cho Chủ đầu tư nói riêng và xã hội nói chung. Ngoài ra, còn tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu quả tốt hơn; các kết luận rút ra từ kết quả thẩm định là cơ sở, căn cứ để chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

I. Mục đích của công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:

Một dự án muốn được đầu tư và được tài trợ vốn phải thỏa mãn đồng thời 3 điều sau:

- Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng dự án sẽ khác nhau.

- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Đưa ra các đánh giá cho các phương án tài chính, khả năng thu hồi vốn, từ đó giúp cho Chủ đầu tư có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và chính xác nhất về quyết định đầu tư

- Đánh giá tính khả thi của dự án: Đây là mục đích rất quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có tính khả thi, xem xét đánh giá kế hoạch tổ chức thực hiện dự án, tính pháp lý của dự án.

Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc thẩm định dự án còn phục thuộc vào chủ thể cần thẩm định dự án:

- Các chủ đầu tư trong và ngoài nước thẩm định dự án khả thi để đưa ra quyết định đầu tư.

- Các định chế tài chính (ngân hàng, tổng cục đầu tư và phát triển v.v...) thẩm định dự án khả thi để tài trợ hoặc cho vay vốn.

- Các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước (Bộ kế hoạch và Đầu tư, bộ và các cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố...) thẩm định dự án khả thi để ra quyết định cho phép đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư.

II. Các nội dung chính của quy trình thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng:

1. Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư công trình xây dựng:

Đánh giá tổng quan về lợi ích kinh tế mà dự án có thể mang lại, đảm bảo sự phù hợp của công trình đối với các quy hoạch đã được cơ quan chức năng phê duyệt.

Đảm bảo rằng dự án có thể mang lại những lợi ích và sự cần thiết cho xã hội cũng như sự ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh…

2. Thẩm định kỹ thuật:

Thẩm tra, đánh giá và phân tích các yêu tố tiêu chuẩn kỹ thuật, những công nghệ được sử dụng trong dự án để đảm bảo dự án có đầy đủ tiêu chuẩn và sự khả thi để thực hiện.

a. Thẩm định, đánh giá quy mô công trình, công nghệ cũng như thiết bị được dử dụng trong dự án:

- Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng.

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án.

- Ngân sách và giá cả của vật liệu xây dựng trên thị trường tại thời điểm hiện tại.

- Các biện pháp vệ sinh bảo đảm bảo vệ môi trường khi tiến hành thi công dự án.

- Các phương án thay thế, sửa chữa khi cần thiết.

b. Thẩm định các yếu tố đầu vào:

- Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn.

- Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.

c. Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:

- Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.

- Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ.

- Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án.

- Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.

d. Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án:

- Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.

- Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật.

- Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.

3. Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:

- Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.

- Đánh giá nguồn vốn đầu tư.

- Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng

 

Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế