Kinh nghiệm thi công nhà xưởng
Ngày nay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hầu như không một doanh nghiệp nào lại không sử dụng nhà xưởng để phục vụ cho công việc kinh doanh của công ty mình. Việc lựa chọn một nhà xưởng phù hợp còn tùy thuộc vào quy mô, điều kiện tài chính từng doanh nghiệp, từng ngành nghề doanh nghiệp sản xuất. Kinh nghiệm xây nhà xưởng sẽ giúp ích cho chủ đầu tư và đơn vị trong việc hoàn thiện công trình nhà xưởng. Một trong những giải pháp xây dựng công trình nhà xưởng nổi bật nhất hiện nay đó là nhà thép tiền chế.
Yêu cầu khi xây dựng:
Trước khi tiến hành xây dựng thì chủ đầu tư cần chuẩn bị tốt vấn đề sau:
Tìm kiếm đơn vị thiết kế để tiến hành thiết kế nhà xưởng.
Sau khi có hồ sơ, chủ đầu tư bắt đầu tìm nhà thầu xây dựng.
Lựa chọn giải pháp xây nhà xưởng:
a. Xây nhà xưởng bê tông cốt thép:
Những thành phần quan trọng như: móng, cột, dầm đều được xây bằng bê tông cốt thép.
Tường được xây bằng gạch có độ dày từ 10 – 20 cm tùy theo thiết kế.
Mái nhà xưởng: Dùng tôn mạ kẽm + tấm PU cách nhiệt, cách âm. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4 ly đến 2.0 ly…
b. Xây nhà xưởng thép tiền chế:
Tất cả các câu kiện như cột, dầm kèo được thiết kế và sản xuất sẵn tại nhà máy sau đó tiến hành lắp dựng tại công trường. Phần móng được đặt bằng bulong neo định vị để dựng cột thép.
Tường được xây với độ dày 10 cm hoặc 20 cm. Chiều cao tường có thể trên 2m và được lắp thêm tôn tường.
Mái nhà xưởng: Tương tự như tôn công trình nhà xưởng bê tông cốt thép.
Hiện nay xây nhà xưởng thép tiền đang là xu hướng xây dựng được nhiều chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn vì có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
Phân loại nhà xưởng:
a. Nhà xưởng phân công năng sử dụng
Nhà xưởng được chia ra làm nhiều khu vực. Mỗi khu vực có nhiệm vụ riêng.
Nhà xưởng bao gồm khối văn phòng ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng để khối văn phòng vừa làm việc, vừa sản xuất.
b. Nhà xưởng phân theo độ cao
Nhà xưởng cao từ 8m đến 12m bao gồm nóc gió.
Nhà xưởng cao từ 6m đến 8m bao gồm nóc gió.
Kinh nghiệm trong thi công và giám sát nhà xưởng
Khi xây nhà xưởng cần đặc biệt lưu ý đến móng và nền. Tùy tính chất của đất mà ta có thể thực hiện các biện pháp gia cố sao cho phù hợp.
Đối với phần nền thi ta cần có cách bố trí thép sàn sao cho hợp lý. Độ dày của bê tông nền có thể lên đến 50cm nếu nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị sản xuất có tải trong lên đến vài chục tấn/m2.
Sau khi đổ bê tông xong ta tiến hành xoa nền bê tông bằng máy xoa nền. Tiến hành sơn Epoxy nhằm chống bám bụi, dể lau chùi vệ sinh…
Với phần kết cấu: Cột thép, kèo thép cần được tính toán thiết kế cẩn thẩn tránh xảy ra tình trạng thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thông thường thì 1m khoảng 20-32kg thép tùy theo quy mô nhà xưởng, mức độ đầu tư tài chính.
Tay nghề thi công của đội thợ cơ khí lắp dựng khung kèo nhà xưởng, đội thợ hồ thi công phần nền, móng, vách nhà xưởng.
Sự cần thiết của các loại máy móc thiết bị
Việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp cho công tác thi công nhà xưởng được thực hiện cách nhanh chóng, an toàn và chất lượng. Ở mỗi công đoạn ta đều cần có những máy móc, thiết bị hỗ trợ. Từ công đoạn vận chuyển cấu kiện thép cho đến lắp dựng tại công trình.
Với những công trình nhà xưởng có quy mô lớn nên sử dụng những máy trộn bê tông công suất lớn để đảm bảo chất lượng bê tông. Với các cấu kiện thép có trọng lượng lớn nên bắt buộc đơn vị thi công phải sử dụng các thiết bị nâng chuyển.
Tìm hiểu thêm:
5 nguyên tắc quan trọng trong thiết kế nhà xưởng