Tư vấn dịch vụ toàn quốc

Các loại Hợp đồng có phát sinh mối quan hệ lao động mà không phải Hợp đồng lao động

13/10/2023

Thông thường, mọi người người hay cho rằng việc một người nào đó thực hiện công việc thì sẽ là người lao động. Tuy nhiên có trường hợp phát sinh mối quan hệ lao động mà không phải hợp đồng lao động mà có thể là Hợp đồng thử việc; Hợp đồng học nghề, tập nghề. Ngoài ra có có các loại Hợp đồng khoán việc; Hợp đồng cộng tác viên; Hợp đồng giao khoán ... Những Hợp đồng trên là giống nhau hay khác nhau?

Việc xác định loại hợp đồng phải xét đến các yếu tố về bản chất và nội dung Hợp đồng mà các bên thỏa thuận.

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019).

Phát sinh quan hệ lao động nhưng không phải là hợp đồng lao động có thể tính đến 2 loại Hợp đồng gồm:

- Hợp đồng thử việc: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

- Hợp đồng học nghề, tập nghề: Hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Như vậy, Hợp đồng đào tạo nghề để học nghề (kiến thức/ chuyên môn), tập nghề (thực hành). Không giới hạn việc có bằng cấp hay không nhưng đã có việc bằng cấp nhưng doanh nghiệp còn đào tạo nghề là chưa hợp lý. Học nghề thì phải theo chương trình và quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp. Tập nghề mà có kinh nghiệm làm việc rồi nhưng không chứng minh được là nội dung làm việc khác với kiến thức - kinh nghiệm (là tiêu chuẩn tuyển dụng) thì cũng chưa hợp lý để được xếp vào đối tượng đào tạo theo quy định.

Ngoài ra, Hợp đồng cộng tác viên; Hợp đồng khoán việc; Hợp đồng giao khoán về bản chất sẽ được xếp vào Hợp đồng dịch vụ hay không? Ký Hợp đồng dịch vụ với cá nhân thì có cần cá nhân đó phải đăng ký kinh doanh không?

Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ (Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015).

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định một số cá nhân hoạt động thương mại mà không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh gồm:

- Buôn bán rong

- Buôn bán vặt

- Bán quà vặt

- Buôn chuyến

- Thực hiện các dịch vụ đánh giày, sửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh, các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định

- Và các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh nhưng nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì không phân biệt thu nhập, tất cả mọi trường hợp phải đăng ký hộ kinh doanh.

Về Thuế thu nhập cá nhân sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp ký loại Hợp đồng gì để tính thuế TNCN theo quy định của hợp đồng đó. Tính theo lũy tiến hoạc khấu trừ 10%

Trên đây là một số ý kiến của cá nhân sau khi đọc và tham khảo tài liệu từ nguồn tài liệu tham khảo khác về việc phân loại và đối tượng áp dụng khi ký Hợp đồng thử việc; Hợp đồng học nghề, tập nghề; Hợp đồng khoán việc; Hợp đồng cộng tác viên; Hợp đồng giao khoán.

Người viết: Nguyễn Trần Thị Ghi Na

Công ty CP tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế